Chàng sinh viên gốc Việt và công nghệ dập lửa bằng âm thanh
Ý tưởng sáng tạo
Trước đây, các nhà khoa học nổi tiếng thế giới cũng đã biết đến công nghệ sử dụng âm thanh để dập tắt một đám cháy nhưng để làm được điều đó quả không phải là dễ dàng. Tuy không phải là công nghệ mới mẻ nhưng để dập tắt được một đám cháy thì họ phải chế tạo ra một nguồn phát âm thanh phức tạp và cồng kềnh. Bởi vì quá phức tạp và cồng kềnh nên chi phí quá đắt đỏ nên công nghệ này đã không được sử dụng như một phương tiện hữu ích bởi những vấn đề bất cập.
Với những gì nghe được, học được và rút ra được từ những người đi trước, một thanh niên gốc Việt cùng bạn của mình đã làm thay đổi mọi thứ, họ tiếp tục phát huy khả năng của mình để hoàn thiện công nghệ sử dụng âm thanh dập tắt đám cháy một cách tiện ích và hữu dụng nhất.
Việt Trần, sinh viên gốc Việt tại Mỹ cùng một người bạn của mình là Seth Robertson đã sáng chế thành công dụng cụ dập lửa bằng âm thanh và đang là hai cái tên sáng giá trên các tờ báo ở Mỹ.
Việt Trần, 28 tuổi, sinh viên hệ cao học ngành kỹ thuật điện máy và máy tính tại Trường Đại học George Mason, Mỹ. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống nên Việt Trần đã thừa hưởng niềm đam mê nghiên cứu khoa học và yêu thích công nghệ. Chính vì có nền tảng đó nên anh đã quyết định theo học ngành kỹ thuật điện máy và máy tính.
Việt Trần luôn là cái tên trong danh sách những sinh viên xuất sắc của trường trong suốt thời gian đi học. Không chỉ nhờ vào tài năng thiên bẩm mà anh luôn luôn nỗ lực tìm tòi, học hỏi những sinh viên đi trước và những giáo sư trong trường. Một sinh viên luôn cố gắng để đưa ra những ý tưởng, những phát minh mới mẻ đã khiến những thầy cô giáo trong trường luôn dành cho sự quan tâm và giúp đỡ.
Niềm đam mê công nghệ chưa bao giờ tắt trong con người Việt Trần. Anh luôn nung nấu một ý tưởng đó là làm được điều gì để có thể giúp ích được cho con người nhờ vào công nghệ. Việt Trần cùng với Seth Robertson là hai người bạn cùng lớp và có chung ý tưởng, sở thích và mục đích sống. Họ kết thân với nhau từ sau những cuộc hội thảo, rồi những cuộc thi phát động ý tưởng mới trong ngành kỹ thuật điện.
Cả Việt Trần và Seth Robertson đều không thích làm theo những ý tưởng do các giáo sư trong trường đề xuất mà họ muốn tự đưa ra và làm theo ý tưởng của chính mình. Các giáo sư trong trường luôn ủng hộ họ và sẵn sàng giúp đỡ nếu như các sinh viên cần.
Sau khi đọc những bài báo viết về sóng âm thanh có thể dập tắt lửa nhưng chưa thành công nên cả Việt Trần và Seth Robertson đều muốn tiếp tục công việc này để có thể đưa phát minh này vào phục vụ đời sống.
Khi mới nghe Seth Robertson và Việt Trần đưa ra ý tưởng này và muốn thực hiện thì đã có rất nhiều giáo sư trong hội đồng khoa học phản đối. Họ cho rằng hai sinh viên này quá xa vời và phi thực tiễn nên không ai đồng ý để Việt Trần và Seth Robertson được thực hiện ý tưởng. Họ cho rằng hai bạn sẽ lãng phí thời gian của mình và như vậy sẽ không hoàn thành được chương trình học đúng thời hạn. Một số giáo sư từ chối thẳng thừng và nhất định không chịu đưa ra bất cứ một lời khuyên hay chỉ dẫn nào cho dự án này của hai người.
Không đầu hàng trước những khó khăn ban đầu, Việt Trần và Seth Robertson vẫn quyết định theo đuổi ý tưởng của mình và quyết tâm thực hiện nó một cách nghiêm túc và nỗ lực. Nhận thấy sự quyết tâm của hai sinh viên này, một giáo sư trong trường đã đồng ý để Việt Trần và Seth Robertson thực hiện ý tưởng mà theo như mọi người gọi đó là “ý tưởng điên rồ”. Vị giáo sư còn hứa sẽ giúp đỡ hai sinh viên này và nếu như dự án không thành công thì cũng sẽ không đánh rớt kết quả học tập của hai người.
Thành công
Sau một thời gian theo đuổi dự án, cả Việt Trần và Seth Robertson đều quyết tâm thực hiện bằng được và cả hai đều chắc chắn rằng dự án sẽ thành công. Đúng như tất cả những gì hai sinh viên này và mọi người trong trường mong đợi thì ngày họ thông báo kết quả đã đến.
Hội đồng khoa học nhà trường cùng rất nhiều những nhà khoa học nổi tiếng ở Mỹ cũng đã có mặt cùng hàng trăm sinh viên tham dự buổi ra mắt dự án của Việt Trần và Seth Robertson. Kết quả dự án đã đi ngược lại với những gì mọi người nghĩ. Buổi thuyết trình dự án được quay lại, đăng tải lên các trang mạng xã hội và đã thu hút hàng triệu người theo dõi trong thời gian ngắn.
Về nguyên lý hoạt động, cơ bản đó chính là những sóng âm thanh có cường độ mạnh có khả năng chiếm chỗ ôxy hay tách khí ôxy ra khỏi ngọn lửa đang phừng phực cháy. Để dập tắt đám cháy, các kỹ sư từ Đại học George Mason sử dụng loa siêu trầm để tạo ra các sóng âm có tần số từ 30 đến 60Hz. Các sóng âm này có khả năng "thổi" hết ôxy và khiến cho ngọn lửa "bị chết ngạt" nhanh chóng. Phát minh này cho phép người dùng có thể sử dụng một nguồn phát âm thanh nhỏ như bình chữa cháy để dập lửa, và hứa hẹn sẽ trở thành cuộc cách mạng cho hoạt động chữa cháy trong tương lai.
Lúc đầu, cả hai đã đặt một chiếc loa phát ra bài hát bên cạnh ngọn lửa nhưng không có kết quả khả quan. Sau đó, Việt Trần và Seth Robertson đã dùng âm thanh có tần số thấp đặt kế bên ngọn lửa và các ngọn lửa bắt đầu được dập tắt. Sau đó, họ kết nối chiếc loa với chiếc máy phát điện để thu hẹp các sóng âm thanh để nâng cao hiệu quả của chúng.
Chiếc loa dập lửa của Việt Trần và Seth Robertsoncó thể dập tắt đám cháy nhỏ được tạo ra bởi cồn, nhưng mục đích cuối cùng của cả hai chính là muốn dành thời gian thử nghiệm và sáng chế ra thứ có thể dùng để dập tắt những đám cháy ở quy mô lớn và điều kiện khắc nghiệt hơn. Thậm chí, có thể thay thế các bình chữa cháy hiện thời ở trung tâm thương mại, hay không cần phải sử dụng nước, cát để dập lửa trong các đám cháy lớn, khi những nguy cơ về việc cột nước dự trữ có thể bị thiếu hay không đủ cát để dập tắt lửa vẫn có thể luôn xảy ra. Trang điện tử lớn nhất nước Mỹ, Huffington Post với bài viết về thử nghiệm dập lửa bằng âm thanh của Việt và Seth đã thu hút hàng triệu người theo dõi.
Trả lời báo giới, giáo sư Kenneth E.Isman ở Đại học Maryland đã chia sẻ: “Thử nghiệm dự án thành công là môt điều đáng mừng. Nhưng vẫn còn phải lưu ý về vấn đề “quy mô”. Tôi cũng mong muốn dự án này có thể phát triển hơn nữa để có thể dập tắt những đám cháy với quy mô lớn và các vụ cháy với vật liệu khác nhau như gỗ, giấy, kim loại, thiết bị điện…”.
Tờ báo lâu đời và nổi tiếng, The Washington Post cũng có bài viết về công nghệ dùng âm thanh dập lửa này. Một vài tờ báo, trang tin và blog khác cũng có bài viết về dùng sóng âm thanh để dập lửa của Việt Trần và Seth Robertsongây sốt trong cộng đồng người Mỹ và thế giới. Các tờ báo khác ở Anh và châu Âu cũng không thể nào bỏ qua sáng chế kỳ diệu này và không tiếc lời dành cho 2 chàng sinh viên Trường Đại học George Mason những lời khen ngợi và tán thưởng.
Khi được hỏi về phát minh của mình, Seth Robertson và Việt Trần cho biết ban đầu họ định sử dụng âm thanh với tần số cao để dập lửa. Tuy vậy trong quá trình thử nghiệm, những sóng âm ở tầng số thấp lại đem đến những kết quả khả quan hơn nhiều. Các sóng âm tầng số thấp khi phát ra sẽ tạo thành một lớp sóng âm giúp thổi bay lượng ôxy xung quanh ngọn lửa. Chính điều này đã khiến lửa bị dập tắt dễ dàng. Seth Robertson và Việt Trần cũng chia sẻ rằng, để hoàn tất quá trình nghiên cứu và thử nghiệm, họ chỉ mất 600 USDä tiền tiết kiệm của cả hai.
Sau quá trình thử nghiệm thành công, Seth Robertson và Việt Trần đã được cấp bằng sáng chế cho thiết bị chữa cháy đặc biệt của họ. Cả 2 chàng trai này cũng không giấu giếm ý định sẽ phát triển thiết bị của họ thành sản phẩm thương mại và đưa ra thị trường trong một ngày không xa.
Theo Cảnh sát toàn cầu
-
Cần quy định cụ thể để doanh nghiệp nhà nước tự tin sử dụng vốn
-
Ủy ban Tài chính, Ngân sách: Tán thành việc ban hành Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
-
Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến dịch Bình Giã
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo quy luật thị trường