Cặp song sinh ở Hà Nội nguy kịch vì biến chứng sởi
Nguy cơ bùng phát dịch sởi ở Hà Nội |
Dịch sởi ở Hà Nội tăng bất thường |
Dịch bệnh mùa đông - xuân: Hãy cẩn trọng! |
Bé Minh có biểu hiện bệnh đầu tiên: sốt cao 39 độ, ho, chảy nước mũi, nổi ban từ mặt sau đó lan khắp người... được đưa vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cấp cứu. Ba ngày sau đến lượt cậu em vào viện với tình trạng bệnh tương tự.
Phó Giáo sư Bùi Vũ Huy, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương: "Hai bệnh nhi vào viện trong tình trạng sốt nóng liên tục, kèm theo ho, mắt mũi chảy kèm nhèm, đi ngoài phân nát. Đến ngày thứ 4, trên người hai bé xuất hiện ban đỏ trên toàn thân, ho tăng nhiều, ăn uống nôn chớ nhiều". Cả hai bé đều có tiền sử sinh non ở tuần thứ 30 và nhẹ cân hơn bình thường.
Cặp song sinh đã được điều trị tại bệnh viện 5 ngày, nhưng do sức đề kháng trẻ yếu nên bệnh chưa thuyên giảm. Hiện nay các bác sĩ đang nỗ lực cứu chữa hai bé, tuy nhiên chưa nói trước được điều gì. Điều đáng nói cả hai bé đều chưa được tiêm vắc xin phòng sởi.
Cặp song sinh nguy kịch vì biến chứng sởi |
7 tháng qua, theo thống kê của khoa Nhi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận 34 trẻ bệnh sởi. Hầu hết các bé dưới 5 tuổi, đều chưa được tiêm vắcxin phòng bệnh. Lý do là đến tuổi tiêm thì trẻ ốm hoặc có trường hợp mẹ sợ nguy hiểm nên không cho con tiêm.
Phó giáo sư Huy khuyến cáo, chu kỳ cứ 3-5 năm có một đợt bùng phát dịch sởi nặng. Năm nay có thể phát sinh dịch sởi. Vì thế, cha mẹ cần đưa con đi tiêm vắcxin phòng sởi đúng lịch, đủ mũi. Trẻ mắc bệnh cần ăn uống đầy đủ để tăng sức đề kháng, không kiêng tắm, kiêng ăn.
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh lây từ người sang người qua đường hô hấp. Dấu hiệu bệnh là sốt, viêm long đường hô hấp, đường tiêu hóa và kết mạc mắt kèm nổi ban đặc trưng. Khi bị sởi, đáp ứng miễn dịch của cơ thể giảm sút nên trẻ dễ gặp các biến chứng.
Dấu hiệu điển hình của giai đoạn toàn phát bao gồm nổi ban sẩn, mịn như nhung. Ban xuất hiện theo thứ tự từ đầu, cổ, thân mình rồi đến tay chân và biến mất theo thứ tự đã mọc.
Nếu bé sốt cao liên tục, khó thở, tiêu chảy mất nước, ho nhiều, có viêm phổi, suy hô hấp... nên đưa đến bệnh viện để tránh biến chứng.
Cách tốt nhất là tiêm vắcxin phòng bệnh. Trẻ 9 tháng tuổi tiêm mũi một thì hiệu quả bảo vệ đạt 85%. Tiêm mũi hai (sởi - rubella) khi trẻ 18 tháng tuổi, hiệu quả bảo vệ đến 95%. Tất cả trẻ đã quá lịch tiêm chủng mà chưa mắc sởi thì nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm chủng đầy đủ.
Nguyễn Hưng
-
Máy lọc nước nóng lạnh Karofi: Nâng tầm tiện nghi cho gia đình Việt
-
Người trẻ đua nhau làm việc tự do vào ban đêm: Năng động hay hại sức khỏe?
-
Khám bệnh và tặng quà gia đình chính sách tại Quảng Bình
-
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu
-
Long Châu nỗ lực từng ngày để hoàn thiện, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ
- Tử vi ngày 3/11/2024: Tuổi Sửu quyết sách đúng đắn, tuổi Tuất hoàn thành nhiệm vụ
- Tử vi ngày 2/11/2024: Tuổi Dậu theo đuổi đam mê, tuổi Thân làm việc hiệu quả
- Tử vi ngày 1/11/2024: Tuổi Tý cơ hội thăng tiến, tuổi Tỵ tài chính rực rỡ
- Tử vi ngày 31/10/2024: Tuổi Dần xác định mục tiêu, tuổi Tỵ tài lộc vượng sắc
- Tử vi ngày 30/10/2024: Tuổi Ngọ trên đà tăng tiến, tuổi Thân hướng đi triển vọng
- Tử vi ngày 29/10/2024: Tuổi Dậu cải thiện tài chính, tuổi Tuất kinh doanh có lợi
- Tử vi ngày 28/10/2024: Tuổi Tỵ tình duyên tươi sáng, tuổi Dần tin tức tốt lành
- Tử vi ngày 27/10/2024: Tuổi Sửu nhận được tín nhiệm, tuổi Tuất khẳng định vị thế