Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Cần thay đổi cơ chế quản lý kinh doanh xăng dầu

11:09 | 26/05/2013

602 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Giá cơ sở, quy định sử dụng quỹ bình ổn, biểu thuế... dẫn tới việc điều chỉnh giá xăng dầu ở nước ta bộc lộ nhiều bất cập.

>>>  Giá xăng có thể giảm đến 2.400 đồng/lít...

Cách tính giá xăng dầu đang khiến dư luận xã hội đặt nhiều băn khoăn.

Băn khoăn đâu chỉ với dân

Do tính chất đặc thu là loại nguyên liệu đầu vào của hầu hết các hoạt động sản xuất – kinh doanh trong nền kinh tế, việc điều chỉnh giá xăng dầu luôn thu hút được sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội. Rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này đã được không chỉ người dân mà ngay cả các chuyên gia kinh tế, thậm chí là bản thân các doanh nghiệp đặt ra. Thị trường xăng dầu hiện nay đang được vận hành theo Nghị định 84 nhưng lại đang bộc lộ nhiều bất cập khiến không chỉ người dân mà ngay cả doanh nghiệp gặp khó, gặp “khổ”.

Xăng dầu tăng giá là đồng nghĩa với rất nhiều mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt tăng, điều này đồng nghĩa với việc hầu bao của người dân sẽ bị thắt chặt bởi thu nhập của họ có tăng cũng không đủ bù chi. Câu chuyện này chẳng hề mới nhưng nó vẫn luôn nóng. Nhưng chưa hết, việc giá xăng tăng thì nhanh mà giảm lại chậm như những tháng đầu năm 2013 đang khiến dư luận xã hội rất bức xúc. Tính minh bạch, công khai trong việc sử dụng các quỹ, các công cụ kinh tế,... vào công tác điều hành giá và đặc biệt là sự chậm trễ trong việc điều chỉnh giá đang gây nhiều bức xúc trong xã hội.

Tại sao giá xăng tăng thì nhanh, nhanh gần như ngay lập tức khi giá xăng dầu thế giới tăng mà giảm thì lại nhỏ giọt, chậm chạp khi giá xăng dầu thế giới giảm? Băn khoăn này đã được các phương tiện truyền thông nói tới, đề cập tới rất nhiều lần nhưng câu trả lời của các cơ quan quản lý thì lại có một, chính sách điều hành giá xăng dầu đang vận hành theo đúng pháp luật, đúng quy định tại Nghị định 84. Người dân đang khổ vì Nghị định 84 như thế. Xăng dầu muốn điều chỉnh giá thì phải căn cứ theo giá cơ sở là 30 ngày, tức là dù thế nào, nếu giá xăng dầu vẫn theo chiều hướng giảm, người dân vẫn sẽ phải mua giá cao cho đến khi nào đủ thời gian trên.

Băn khoăn tính phù hợp của Nghị định 84 bao nhiêu thì búa rìu dư luận lại đẩy về phía các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bấy nhiêu. Chuyện lỗ - lãi trong hoạt động kinh doanh xăng dầu vì thế luôn bị đặt dấu hỏi lớn. Tuy nhiên, trên thực tế, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu liệu có được lợi như nhiều người nghĩ?

Tại một cuộc hội thảo gần đây về việc sửa đổi bổ sung Nghị định 84, một loạt những vấn đề bất cập trong cơ chế quản lý thị trường xăng dầu đã được đưa ra. Bên cạnh những ý kiến tâm huyết của giới chuyên gia, nhà quản lý..., hội thảo cũng đã được lắng nghe không ít ý kiến chia sẻ của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối xoay quanh câu chuyện điều hành giá xăng dầu hiện nay.

Tham dự hội thảo, ông Bùi Ngọc Bảo - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) thẳng thắn khẳng định, bất cập lớn nhất của xăng dầu hiện nay là không theo giá thế giới. Theo ông Bảo thì nhiều khigiá thế giới xuống thì giá trong nước lên, khi lên vừa vừa thì trong nước lên cao, khi giá thế giới xuống mạnh, trong nước lại giảm nhỏ giọt.

Chia sẻ này của ông Bảo - người đứng đầu một doanh nghiệp chiếm tới trên dưới 60% thị phần xăng dầu trong nước khiến nhiều người thấy bất ngờ. Vậy đằng sau câu chuyện này là như thế nào?

Trong một số bài viết trước, khi đặt ra bài toán tính giá xăng, gánh nặng thuế trong cơ cấu giá xăng dầu đã được Petrotimes đề cập tới. Tại thời điểm đó, thay vì mức giảm 650 đồng/lít, giá xăng dầu hoàn toàn có thể giảm tới 2.400 đồng/lít nếu các loại thuế, phí... được điều chỉnh phù hợp.

Phép toán này một lần nữa được đưa ra tại hội thảo trên, theo đó, giá xăng dầu hiện nay đang phải chịu tới 7 loại thuế, phí và chiếm tới 39% giá bán xăng dầu, tương đương 9.000 đồng/lít. Trong đó, doanh nghiệp có 860 đồng/lít gọi là chi phí kinh doanh và 300 đồng/lít là lợi nhuận định mức và đây là khoản “cứng” trong cách tính giá xăng dầu hiện nay.

Xung quanh câu chuyện nay, Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cho rằng, mấu chốt của những bất cập trên thị trường xăng dầu là Nghị định 84 và minh chứng rõ ràng là những nghi ngại xoay quanh việc sử dụng Quỹ bình ổn. Hiệp hội phân tích, việc quản lý và sử dụng Quỹ bình ổn giá thông qua giá bán lẻ là thiếu hợp lý, không làm rõ các nguyên tắc quản lý quỹ, áp dụng không đúng thời điểm... đã dẫn tới việc điều chỉnh giá bán lẻ tại nhiều thời điểm quá cao, gây “sốc” cho nền kinh tế.

3 phương án gỡ khó cho xăng

Nói về những cái được và chưa được của Nghị định 84, ông Võ Văn Quyền - Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho rằng: Các quy định trong Nghị định 84 của Chính phủ mới tạo ra cạnh tranh về mặt lượng chứ chưa có chiều sâu về chất.

Trả lời báo chí, ông Quyền cho biết, cái được của Nghị định 84 là sau 3 năm thực hiện, theo đánh giá của Chính phủ, thị trường xăng dầu ngày càng cạnh tranh với sự góp mặt của 13 doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu với nhiều doanh nghiệp cổ phần, công ty TNHH. Cơ cấu thị trường chuyển dịch theo hướng cạnh tranh hơn (thị phần Petrolimex giảm, Thanh Lễ, PV Oil tăng).

Tuy nhiên, ông Quyền cũng chỉ ra nhiều điểm bất cập như công cụ thuế thiếu ổn định đã làm giá bán lẻ xăng dầu trong nước không vận hành theo giá thị trường và là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khi tăng thì tăng cao, tăng nhanh nhưng khi giảm thì giảm nhỏ giọt khiến dư luận bức xúc; Việc quy định mỗi tổng đại lý hoặc đại lý chỉ được phép ký kết hợp đồng cung ứng với một thương nhân đầu mối hoặc một Tổng đại lý là chưa hợp lý, thiếu công bằng... vì các Tổng đại lý hoặc đại lý phải chịu toàn bộ chi phí xây dựng cửa hàng xăng dầu mà không có dự hỗ trợ nào của thương nhân đầu mối...

Để giải quyết những bất cập hiện tại trên thị trường xăng dầu hiện nay, Bộ Công Thương đã đề xuất 3 phương án sửa đổi một số nội dung trong Nghị định 84. Theo đó, 3 phương án đã được đưa ra:

Phương án 1: Bộ đề nghị tăng thời gian điều chỉnh lên 15 ngày (tối thiếu đối với tăng giá và tối đa với giảm giá), thay vì 10 ngày như hiện hành. Khi các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở giảm trong phạm vi 6% so với giá bán lẻ hiện hành, thương nhân đầu mối phải giảm giá bán lẻ tương ứng. Trường hợp giá cơ sở giảm trên 6% so với giá bán lẻ hiện hành, sau khi cơ quan có thẩm quyền áp dụng các giải pháp điều tiết về thuế nhập khẩu, quỹ bình ổn... thương nhân đầu mối tiếp tục giảm giá bán lẻ, không hạn chế khoảng thời gian và số lần giảm giá.

Ngược lại, trong trường hợp yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng trong khoảng 5%, thương nhân được quyền tăng giá bán lẻ tương ứng. Khi các yếu tố cấu thành làm cho giá cơ sở tăng trên 5% đến 10% so với giá bán lẻ hiện hành, thương nhân đầu mối được quyền tăng giá 5%, cộng thêm 60% phần tăng thêm. 40% còn lại được sử dụng quỹ bình ổn giá để bù đắp.

Trường hợp giá cơ sở tăng trên 10%, hoặc việc tăng giá ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, Nhà nước công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá.

Phương án 2, Bộ Công Thương sẽ cố định mức giá cơ sở của tháng trước làm giá bán lẻ của tháng tiếp theo.

Phương án 3, Bộ Công Thương nêu rõ, mức trần giá bán lẻ cả năm sẽ được công bố tại ngày làm việc đầu tiên của năm. DN đầu mối tự quyết định giá bán, thời điểm điều chỉnh giá. Định kỳ hàng quý, cơ quan quản lý nhà nước tính toán chênh lệch giữa giá cơ sở với giá bán lẻ quy định. Nếu giá cơ sở vượt mức trần giá bán lẻ thì DN được sử dụng quỹ bình ổn giá để bù đắp chênh lệch, căn cứ vào hóa đơn bán hàng của mình.

Vũ Lâm