Cần tăng cường tín dụng trung và dài hạn cho người nghèo
Để tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn, cần phải điều chỉnh lãi suất cho vay phù hợp với từng đối tượng của chính sách để các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các gia đình khó khăn có thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng chính sách nhiều hơn nữa.
Hiện nay, các chương trình cho người nghèo vay vốn của Chính phủ thường được thực hiện thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) dưới hình thức lãi suất ưu đãi. Tuy nhiên, mức lãi suất ưu đãi đã dẫn đến nhiều hệ quả đi ngược lại với mục đích hỗ trợ người nghèo của các chương trình này. Vì vậy, để giải quyết mẫu thuẫn này, theo bà Nguyễn Lan Phương - Học Viện Tài chính, cần có quy định khác nhau cho các đối tượng khác nhau.
(Ảnh minh họa) |
Cụ thể ở đây sẽ chia thành 2 nhóm trong đối tượng của chính sách: Nhóm người nghèo nhất và có nguy cơ tổn thương cao sẽ được tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi (có thể với lãi suất hỗ trợ bằng 0); nhóm người nghèo còn lại theo chuẩn nghèo của quốc gia và các hộ cận nghèo tiếp cận với nguồn vốn vay không cần tài sản thế chấp nhưng lãi suất thấp hơn một ít và thậm chí bằng lãi suất của thị trường. Kinh phí thực hiện huy động từ các nguồn khác.
Về lãi suất, bà Phương cho rằng, sẽ được áp dụng cho 2 nhóm, tuy nhiên với nhóm áp dụng lãi suất theo lãi suất thị trường có thể sẽ có nhiều mức lãi suất tương ứng với các khoản vay khác nhau. Để đảm bảo huy động được từ các nguồn lực khác nhau, lãi suất tiền gửi cần được tính đến như là một yếu tố quyết định sự bền vững của chính sách. Lãi suất tiền gửi được xác định theo nguyên tắc thị trường. Nếu khống chế mức lãi suất tiền gửi và cho vay sẽ hạn chế mở rộng đối tượng cho vay cũng như huy động tiền gửi từ các nguồn khác nhau. Do đó, mức lãi suất cần phải linh động để phản ứng với mức lãi suất bên ngoài.
Về thời hạn và mức cho vay, cần tăng cường tín dụng ưu đãi trung hạn và dài hạn. Điều này chỉ có thể giải quyết được khi nguồn vốn cho vay ưu đãi lớn. Bởi vậy, nếu làm tốt công tác đa dạng hóa nguồn vốn tín dụng sẽ không chỉ giải quyết được việc cung cấp tín dụng trung và dài hạn mà còn tăng được mức cho vay hiện nay.
Đối với nhóm đối tượng thứ nhất, trước mắt cần áp dụng hạn mức cho vay vì với những đối tượng nghèo thực sự, chủ yếu đầu tư vào sản xuất nhỏ như chăn nuôi thì mức cho vay hiện nay là phù hợp vì bản thân người nghèo cũng không muốn vay khoản vay lớn vì sợ không có khả năng thanh toán và không đủ năng lực quản lý vốn.
Đối với nhóm đối tượng thứ hai, thì không áp dụng hạn mức mà cho vay theo nhu cầu. Nếu áp dụng lãi suất linh hoạt và không khống chế mức vay sẽ cho phép huy động được nhiều tiền gửi hơn và khi đó sẽ có nhiều nguồn lực để cho vay đến nhiều người nghèo hơn.
“Hơn thế nữa, khi huy động được nhiều tiền gửi thì những khách hàng gửi tiền luôn chịu sức ép phải duy trì giá trị tài sản để đảm bảo các khoản tiền gửi của mình. Chính điều này cũng hỗ trợ bảo vệ những người vay. Đồng thời, cơ quan thực hiện chính sách luôn phải tổ chức hoạt động có hiệu quả vì họ luôn chịu sự giám sát của các cá nhân, tổ chức gửi tiền. Đây chính là yếu tố đảm bảo tính bền vững của chính sách” - bà Phương cho hay.
M.Đ
Giải pháp “cứu nguy” cho ngành nông nghiệp trước nhiều thách thức lớn |
Ngành nông nghiệp sẽ thiếu lao động trầm trọng trong thời gian tới |
Bộ Nông nghiệp được tăng gần 1.600 tỷ đồng vốn đầu tư công |
-
Lỗ hổng trong quy trình quản lý tài sản gửi của khách hàng
-
Giá vàng hôm nay (19/10): Thị trường thế giới tiếp đà tăng mạnh
-
Chân chạy VPI phá kỷ lục ở VPBank Hanoi International Marathon 2024
-
Tăng trưởng tín dụng đạt 9%, kỳ vọng bứt phá những tháng cuối năm
-
Giá vàng hôm nay (18/10): Tiếp đà tăng mạnh