Cần Giờ cần làm gì để trở thành khu đô thị Net Zero?
TPHCM rà soát, tính toán tăng lương tối thiểu ở Cần Giờ |
Chủ tịch TP HCM: Cần Giờ sẽ là thành phố nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái |
Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho biết, thành phố quyết định xây dựng Cần Giờ xanh, phát triển bền vững và cam kết nỗ lực để hiện thực hóa điều này.
"Cần Giờ như một gạch nối quan trọng trong hành lang ven biển của TPHCM và trong xu hướng phát triển sắp tới. Vậy chúng ta phải định hướng đúng những bước đi để phát huy vị trí, vai trò của huyện đảo, sao cho đảm bảo mục tiêu phát triển đô thị, vừa giữ được những giá trị tự nhiên, văn hóa, môi trường, làm điều kiện cho sự phát triển xanh, bền vững", ông Phan Văn Mãi nhận định.
TS Trần Du Lịch, Ủy viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, nêu suy nghĩ về việc áp dụng mô hình "làng TOD", ngay từ khi Cần Giờ chưa trở thành khu đô thị.
"Nếu làm được những điều này, Cần Giờ sẽ trở thành làng TOD đầu tiên của cả nước", ông Trần Du Lịch khẳng định.
TS Trần Du Lịch phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Tâm Linh). |
Theo đó, các làng nông thôn phải được quy hoạch gồm: kết nối giao thông công cộng và giao thông xanh (không phát khí thải) trong tương lai, không để tự do hay tự phát phương tiện dẫn đến quá tải và khó quản lý như các nơi khác.
Địa phương cần có phương án chuyển dần sang sử dụng các phương tiện giao thông không phát khí thải trên huyện đảo và kết nối với TPHCM trên đất liền. "Ngay từ bây giờ phải làm từng bước", TS nói.
Bên cạnh đó, TS Lịch đề nghị, Cần Giờ nhất định phải làm theo mô hình của Cù lao Chàm (Quảng Nam). Di chuyển ra hòn đảo này, du khách và người dân không được phép mang nhựa, nylon từ đất liền.
"Tôi mong trong tương lai, Cần Giờ không còn bãi rác, rác ở địa phương được xử lý phát điện, vi sinh; địa phương chỉ sử dụng điện năng lượng tái tạo; phấn đấu không phát thải khí CO2... từ đó đi trước cả nước đạt Net Zero", chuyên gia bày tỏ.
Ngoài ra, nếu xây dựng được hệ thống điện gió ngoài biển thì Cần Giờ sẽ đáp ứng nhu cầu của người dân đổ về đây sinh sống, các nhà máy, cảng biển, khu du lịch trên địa bàn.
Huyện Cần Giờ là địa phương duy nhất của TPHCM tiếp giáp với biển và có bờ biển dài hơn 20km (Ảnh: Q.H.). |
Về nguồn điện tái tạo, Công ty CP Năng lượng dầu khí châu Á có đề án xây dựng nhà máy điện gió ngoài khơi (ĐGNK) Cần Giờ giai đoạn 1, tổng vốn đầu tư khoảng từ 1,5 đến 3 tỷ USD tính đến năm 2030.
"Cánh đồng gió" sẽ có quy mô khoảng 1.000km2 cách bờ huyện đảo 35-80km (khu vực phía nam biển Đông), gồm nhiều turbin quạt gió trên biển.
Với công suất 500-1.000MW, nhà máy sẽ phát điện được 5.500-6.500 giờ/năm, dự kiến cung cấp nguồn điện xanh sạch cho khoảng 1,5 triệu hộ gia đình mỗi năm, trở thành nguồn năng lượng xanh chủ lực cho hệ thống điện thành phố và các dự án.
Theo tính toán của Công ty CP Năng lượng dầu khí châu Á, lợi ích của dự án ĐGNK sẽ giảm phát thải hơn 2 triệu tấn khí CO2 hàng năm cho thành phố; tạo ra giá trị hơn 1 tỷ USD cho các doanh nghiệp trong nước; tạo ra hơn 10.000 việc làm cho lao động thành phố...
Ngoài ra, đề án này còn nêu đề xuất, để Cần Giờ trở thành thành phố tiêu biểu Net Zero đến năm 2030, TPHCM cần ban hành chỉ đạo về chính sách hỗ trợ đặc biệt, đầu tư cho các dự án phát triển và các vấn đề.
Cụ thể, nguồn cung cấp điện chính là năng lượng xanh, gồm điện gió ngoài khơi, điện mặt trời kết hợp với nguồn điện thành phố. Thành phố cần đầu tư cho lưới điện, trạm và hạ tầng truyền tải điện.
Với diện tích đất chưa bị xây dựng nhiều, huyện đảo cần làm nhiều hồ chứa nước ngọt, nước mưa để dự phòng cung cấp nước cho thành phố, tiết kiệm và lưu trữ nước mưa phục vụ phòng cháy, chữa cháy và sản xuất nông nghiệp.
Để bảo tồn hệ sinh thái, địa phương cần trồng thêm rừng, cây ăn trái phủ kín những khu đất trống, bảo tồn động vật, trồng thêm rừng ngập mặn lấn biển để giảm tác hại do biến đổi khí hậu, nước biển dâng và những tác động của đô thị hóa, bảo vệ môi trường, xử lý rác thải phát điện.
34.700ha rừng phòng hộ là "lằn ranh đỏ" không thể đem ra để ngã giá, để các dự án xây dựng đô thị hóa tác động tiêu cực vào (Ảnh: Q.Huy). |
"Rừng Cần Giờ đã hồi sinh sau chiến tranh bom đạn tàn phá, là kỳ tích tuyệt vời của TPHCM sau 45 năm", TS Nguyễn Chí Thành, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu rừng và đất ngập nước, Phó Chủ tịch Hội đất ngập nước Việt Nam, Nguyên Phân viện trưởng Phân viện điều tra quy hoạch rừng Nam bộ, nói.
Theo khảo sát của ông Thành, hiện Cần Giờ có hơn 34.700ha rừng ngập mặn, chiếm 49,3% diện tích tự nhiên huyện đảo này.
"Khi quy hoạch phát triển Cần Giờ, tôi kiến nghị phải lấy rừng phòng hộ làm nền tảng trong các quy hoạch phát triển, tổ chức quản lý rừng phải xây dựng phương án bảo vệ rừng bền vững, trước mắt là trong 10 năm tới", TS Nguyễn Chí Thành nói.
Net Zero (Phát thải ròng khí nhà kính bằng 0) là chương trình giảm thiểu tối đa khí thải nhà kính như carbon dioxide (CO2) được thải ra từ hoạt động sản xuất, phương tiện giao thông... Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 2021 (COP26), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết Việt Nam phấn đấu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. |
Theo Dân trí
-
PGS.TS Ngô Trí Long: Thúc đẩy tăng trưởng xanh trong doanh nghiệp là điều tất yếu
-
TP HCM: Bao nhiêu đất rừng phòng hộ được sử dụng để xây siêu cảng Cần Giờ?
-
Phân khu phục hồi sinh thái Vườn quốc gia Xuân Thủy bị tàn phá
-
TPHCM rà soát, tính toán tăng lương tối thiểu ở Cần Giờ
-
Tuyến đường 6 làn băng rừng già vươn ra biển lớn của TPHCM
-
Quảng Nam: Sẵn sàng ứng phó trước diễn biến thời tiết phức tạp
-
Bão Kong-rey diễn biến khó lường, dự báo sẽ đổ bộ Biển Đông
-
Tuyệt đối không chủ quan, sẵn sàng công tác ứng phó với bão Trami
-
Bão Trami giật cấp 14, di chuyển nhanh về vùng biển Trung Trung Bộ
-
Quảng Ngãi: Tạm dừng tàu thuyền hoạt động từ 26/10 để phòng tránh bão số 6