Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Cách gì cứu được nền kinh tế thế giới?

08:42 | 24/09/2011

1,175 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Giới phân tích đưa ra 8 giải pháp có thể cứu giúp thế giới tránh được cuộc khủng hoảng đang cận kề trước mắt.

Quỹ Tiền tệ thế giới cảnh báo nền kinh tế toàn cầu đang lâm nguy; Ngân hàng thế giới thì cảnh báo cuộc khủng hoảng kinh tế ở các nước phát triển có thể phá hoại nghiêm trọng các nền kinh tế mới nổi; Italia tiếp tục bị đánh tụt hạng tín dụng trong khi sắc đỏ bao trùm các sàn chứng khoán trên toàn cầu.

Có thể nói, thế giới đang đứng bên bờ vực của một cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính mới có quy mô lớn hơn nhiều so với cuộc khủng hoảng bắt đầu từ năm 2008 sau sự sụp đổ của Tập đoàn Lehman Brothers.

Làm cách nào để có thể giúp thế giới tránh được cuộc khủng hoảng đang cận kề trước mắt, giới phân tích đưa ra 8 giải pháp sau:

Thứ nhất, phải nhận thức được rằng các biện pháp khắc khổ (rất cần để tránh làm cho con tàu tài chính bị trật bánh) đã làm cho sản lượng bị giảm. Vì vậy, nếu các nước thành viên Nam Âu của khu vực đồng euro bị buộc phải thực hiện các biện pháp khắc khổ tài chính, thì các nước khác như Mỹ, Anh, Đức và Nhật Bản nên có những chương trình kích thích kinh tế ngắn hạn và trì hoãn những nỗ lực khắc khổ của mình.

Thứ hai, trong bối cảnh chính sách tiền tệ chỉ có ảnh hưởng hạn chế, và vấn đề ở đây là nguy cơ vỡ nợ chứ không phải thiếu tiền mặt, thì việc nới lỏng tín dụng – chứ không chỉ in thêm tiền – có thể có ích. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nên đảo ngược các quyết định tăng lãi suất. Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, Ngân hàng Trung ương Anh và Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ nên nới lỏng chính sách tiền tệ và tín dụng. Sức ép giảm phát, chứ không phải lạm phát, sẽ là vấn đề mà các ngân hàng trung ương này cần giải quyết.

Thứ ba, để khôi phục mức tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng và hệ thống ngân hàng khu vực đồng euro (đang bị thiếu vốn) nên phát hành trái phiếu chính phủ trong một chương trình có quy mô toàn Liên minh châu Âu (EU). Do các hệ thống ngân hàng ở Mỹ và EU vẫn chưa thể cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), các chính phủ nên cung cấp tín dụng trực tiếp cho các SME có khả năng trả nợ nhưng bị thiếu tiền mặt.

Thứ tư, việc cung cấp lượng tiền mặt lớn cho các chính phủ có khả năng trả nợ là cần thiết để tránh nguy cơ mất đường vào thị trường vốn, có thể biến các nước thiếu tiền mặt thành các nước bị vỡ nợ. Cho dù thay đổi chính sách, nhưng các chính phủ cũng cần có thời gian để khôi phục sự tín nhiệm của họ. Hiện nay, Tây Ban Nha và Italia đang có nguy cơ bị mất đường vào thị trường vốn.

Thứ năm, những gánh nặng nợ không thể được giải quyết nhờ tăng trưởng, tiết kiệm hoặc lạm phát, mà phải được xử lý một cách bền vững thông qua việc tái cơ cấu nợ một cách trật tự, giảm nợ và biến nợ thành cổ phiếu. Các chính phủ, hộ gia đình và các thể chế tài chính có khả năng trả nợ đều nên thực hiện những biện pháp trên.

Thứ sáu, cho dù Hy Lạp và các nước PIIGS (gồm Bồ Đào Nha, Italia, Ailen, Hy Lạp và Tây Ban Nha) có được xóa phần lớn khoản nợ, thì các nền kinh tế đó cũng không thể tăng trưởng trở lại nếu sức cạnh tranh không được phục hồi. Và nếu kinh tế không nhanh chóng tăng trưởng trở lại thì nguy cơ có thêm các vụ vỡ nợ và bất ổn xã hội dường như không tránh khỏi. Do hầu như không còn cách nào để khôi phục sự cạnh tranh của khu vực đồng euro, nên phương án lựa chọn duy nhất là Hy Lạp và một số thành viên khác phải ra khỏi liên minh tiền tệ này. Chỉ có trở lại đồng nội tệ và phá giá mạnh đồng tiền này mới có thể khôi phục được sức cạnh tranh và tăng trưởng.

Thứ bảy, những lý do khiến các nền kinh tế phát triển có tỷ lệ thất nghiệp cao và tăng trưởng yếu mang tính cơ cấu, trong đó có sự trỗi dậy của các thị trường đang nổi có sức cạnh tranh cao. Phản ứng thích hợp đối với những thay đổi lớn như vậy không phải là các biện pháp bảo hộ. Thay vào đó, các nền kinh tế phát triển cần một kế hoạch trung hạn nhằm khôi phục sức cạnh tranh và tạo việc làm thông qua các khoản đầu tư mới vào giáo dục chất lượng cao, đào tạo nghề và cải thiện vốn nhân lực, cơ sở hạ tầng và năng lượng tái tạo.

Cuối cùng, các nền kinh tế đang nổi có nhiều công cụ chính sách hơn các nền kinh tế phát triển và họ nên nới lỏng các chính sách tiền tệ và tài chính. Những nước như Trung Quốc, dựa chủ yếu vào xuất khẩu ròng để tăng trưởng kinh tế, nên đẩy mạnh cải cách – trong đó có việc nhanh chóng tăng giá đồng Nhân dân tệ – để thúc đẩy nhu cầu và tiêu dùng trong nước.

Kinh tế thế giới đang đứng trước nguy cơ rơi vào cuộc Đại suy thoái lần thứ hai, nhất là khi cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Những chính sách sai lầm trong cuộc Đại suy thoái những năm 1930 đã dẫn đến các cuộc chiến tranh thương mại và tiền tệ, tình trạng vỡ nợ, giảm phát, bất bình đẳng thu nhập tăng lên, đói nghèo, tuyệt vọng, bất ổn chính trị và xã hội, cuối cùng là sự nổi lên của các chế độ độc tài và cuộc Chiến tranh Thế giới thứ II. Cách tốt nhất để tránh lặp lại kịch bản cũ là phải có những hành động chính sách toàn cầu táo bạo và tích cực.

Kiến Văn