Các yếu tố liên quan trực tiếp đến giá dầu trong trung hạn
Ấn Độ muốn dự trữ dầu giá rẻ tại Mỹ |
Gây khó dễ cho Nord Stream 2, châu Âu sẽ nhận quả đắng? |
Cuộc họp vào tháng 6 của OPEC+ sẽ gia tăng áp lực giảm sản lượng dầu đối với Nga khi một số nhà sản xuất Vùng Vịnh dự kiến đề xuất giữ nguyên mức cắt giảm của tháng 5,6 đến hết năm 2020. Điều này có thể khiến Nga không thể tăng sản lượng trở lại mức trước khủng hoảng cho đến năm 2023, ngay cả khi các hạn ngạch cắt giảm trong OPEC+ được dỡ bỏ vào cuối tháng 4/2022.
Các nước châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc có vẻ đang dần gỡ bỏ cách ly để quay trở lại chế độ làm việc bình thường, tuy nhiên nguy cơ dịch Covid-19 có thể bùng phát gây ra làn sóng dịch bệnh lần thứ hai khiến cho nền kinh tế phục hồi cầm chừng. Đại dịch Covid-19 khiến các công ty dầu khí phải cắt giảm CAPEX cho hoạt động thăm dò, tác động tiêu cực đến hầu hết các dự án ngoài khơi (offshore), buộc họ phải lựa chọn và ưu tiên các dự án có hiệu quả kinh tế cao nhất để đảm bảo hoạt động. Khả năng duy trì đầu tư, yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và những rủi ro trong thăm dò các dự án nước sâu là những thách đối với các công ty thăm dò dầu khí toàn cầu.
Sau cuộc chiến giá dầu, quan hệ Nga – Arab Saudi sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phụ thuộc phần lớn vào tình hình kinh tế Arab Saudi trong cuộc khủng hoảng giá dầu và khủng hoảng đại dịch, cũng như quan hệ Arab Saudi và Mỹ. Để trở thành một đối trọng hiệu quả đối với mối quan hệ này, Nga phải chứng tỏ cho toàn bộ Trung Đông thấy nước này không chỉ thực hiện thành công các chiến dịch quân sự mà còn là một nhà tạo lập hòa bình.
Căng thẳng Trung Mỹ sẽ không kết thúc một sớm một chiều, cuốn theo nhiều hệ lụy đối với toàn bộ nền kinh tế của cả thế giới. Mối quan hệ này sẽ như hàn thử biểu và tác động không nhỏ đến giá dầu.
Các vấn đề quốc tế, liên minh Nga - Trung, Bắc Triều Tiên, Đài Loan, Hồng Kông là yếu tố quan trọng đối với thị trường dầu thế giới đang rất mong manh. Các vấn đề khu vực liên quan đến Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, khu vực Baltic thực sự ảnh hưởng đến an ninh năng lượng thế giới.
Trung Đông chưa bao giờ giảm nhiệt, vẫn có đó những nguy cơ chiến sự Vùng Vịnh, đe dọa đối với vương quốc dầu lửa Arab Saudi, nóng cả về quân sự và tài chính, cuộc chiến giá dầu chưa kịp qua đi và có thể quay lại bất kỳ lúc nào.
Viễn Đông
-
Tin Thị trường: Bất ổn ở Trung Đông vẫn là yếu tố chính quyết định giá dầu
-
Adnoc gas dự báo nhu cầu khí toàn cầu tăng mạnh mẽ
-
Shell và Equinor kháng cáo các dự án dầu khí của Anh tại Biển Bắc
-
Giá dầu hôm nay (14/11): Dầu thô giảm nhẹ trong phiên
-
Iran sẵn sàng cho khả năng giảm xuất khẩu dầu dưới thời Tổng thống Trump