Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Các chuyên gia nói gì về đề Ngữ văn THPT Quốc gia 2018?

13:53 | 25/06/2018

Theo dõi PetroTimes trên
|
Sáng 25/6, các thí sinh đã hoàn thành bài thi môn Ngữ văn - kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018. Phần lớn các thí sinh nhận định đây là đề thi khá khó và có độ phân hóa cao.

Nhận định đề thi môn Ngữ văn, giáo viên tổ Ngữ Văn của Hệ thống giáo dục Học Mãi cho rằng, nhìn một cách tổng quan, đề thi có những đối mới, điều chỉnh, không tạo ra lối mòn nhưng vẫn còn rất nhiều băn khoăn về cách đặt vấn đề trong nội dung đề thi. Cụ thể như sau:

Vấn đề đọc hiểu đưa ra một vấn đề trong bài thơ “Đánh thức tiềm lực” - một đoạn thơ từ thập kỉ 80 không chỉ giữ được tính thời sự mà còn có thể “chạm tới” những trăn trở suy ngẫm của con người thời hiện đại với tiềm lực và thực tế phát triển của đất nước.

Bên cạnh đó, vấn đề nghị luận trong câu làm văn số 1 có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với chủ đề của ngữ liệu Đọc hiểu; và thay vì chủ đề “đánh thức tiềm lực” hướng tới cộng đồng thì đề bài đã đặt ra vấn đề sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay - và yêu cầu nghị luận ấy hướng tới mỗi thí sinh trong bài làm của mình. Yêu cầu đề bài rất cụ thể về hình thức là 1 đoạn văn; nội dung là trình bày suy nghĩ về sứ mệnh - đó là một nội dung rất cụ thể hướng về cách thức/giải pháp/bài học.

cac chuyen gia noi gi ve de ngu van thpt quoc gia 2018
Thí sinh tham dự kỳ thi

Câu 2 phần NLVH đã đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất của truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa và Hai đứa trẻ của Thạch Lam giúp thể hiện được những thông điệp tư tưởng và nghệ thuật, đem đến giá trị nhân đạo sâu sắc cho tác phẩm.

Tuy nhiên, cách diễn đạt vấn đề nghi luận lại vi phạm vào tiêu chí logic khi các hình ảnh đối lập trong cả 2 tác phẩm đều không đặt cùng trên một hệ quy chiếu: khi tạo ra mối quan hệ so sánh đối chiếu giữa chiếc thuyền và gia đình hàng chài; giữa phố huyện và đoàn tàu… Sự thiếu logic đó sẽ làm giảm tính mạch lạc, tính hệ thống trong việc triển khai các luận điểm bài làm của học trò.

Theo Th.sĩ Nguyễn Hằng Nga, Tổ trưởng Tổ Ngữ văn Trường THPT Hoài Đức B (Hà Nội), đề thi môn Ngữ văn THPT Quốc gia năm 2018 hay, tương đối khó và có tính phân loại cao.

Cụ thể, đề thi tuân thủ đúng chương trình Ngữ văn THPT lớp 11 và 12. Dung lượng kiến thức chủ yếu ở lớp 12 và có liên hệ với kiến thức lớp 11 hợp lý. Phần đọc hiểu là bài thơ của tác giả Nguyễn Duy với những câu hỏi về thể thơ, về nội dung văn bản, về hiệu quả của câu hỏi tu từ và về quan điêm của tác giả thể hiện ở 2 câu thơ cuối. Các câu hỏi ở phần đọc hiểu có tính chất phân loại thí sinh rõ nét. Câu 1 và 2 khá dễ phù hợp với thí sinh học lực trung bình câu 3 và 4 phải có học lực khá mới trả lời tốt.

Câu nghị luận xã hội yêu cầu thí sinh bàn luận về trách nhiệm đánh thức tiềm lực của đất nước của mỗi cá nhân thực sự là một vấn đề hay, có ý nghĩa sâu sắc. Thí sinh có nhiều cơ hội để bày tỏ ý kiến của mình và thông qua đó hiểu rõ hơn trách nhiệm của đất nước.

Phần nghị luận văn học tương đối khó đối với thí sinh học lực trung bình. Đề năm nay yêu cầu thí sinh hiểu rõ sự đối lập của hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng đối với hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa. Từ đó liên hệ với sự đối lập giữa cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đoàn tàu.

Thí sinh phải nhớ kiến thức của cả hai tác phẩm, làm nổi bật được sự giống nhau và khác nhau trong cách nhìn hiện thực của cả hai tác giả. Dạng đề này thí sinh đã được luyện kỹ nên chắc chắn không bị bỡ ngỡ. Nhưng để giải quyết tốt mọi khía cạnh thì chỉ học sinh khá giỏi mới làm tốt được.

Còn đối với nhà thơ Nguyễn Duy - cha đẻ bài thơ “Đánh thức tiềm lực”, Khi được báo tin về đề thi là 3 khổ thơ Đánh thức tiềm lực của mình, nhà thơ Nguyễn Duy cho biết rất bất ngờ, ông nói: "Tôi không nghĩ người làm chương trình họ nghĩ đến điều này!".

Ông cho biết: "Bài thơ này tôi làm trong 2 năm, từ năm 1980-1982, vừa làm vừa sửa. Tôi dồn hết cả tâm huyết trong thời hậu chiến lại để mà làm, và tôi nghĩ đây là một bài thơ mang tính lịch sử, trước đó chưa thấy ai làm việc này cả. Nói gì thì nói, lúc ấy đất nước còn đói khổ lắm, từ tiềm lực, tiềm năng về kinh tế thì nhiều nhà lãnh đạo nói lắm. Nhưng vấn đề là làm thế nào để đánh thức nó dậy?

Nếu ra đề như thế tôi thấy rất mừng. Vì từ xưa đến nay, hễ nói văn chương là cứ nói đến chuyện… "giời ơi", nào là trăng, sao, mây, gió… Bàn thơ là toàn bàn đến cái đẹp của thiên nhiên, tình nghĩa con người thôi… Còn bài thơ này thì đi vào thực tế của đời sống, của dân, của nước.

Bây giờ người ta bắt đầu nhìn nhận đến giá trị thực tế của văn học đối với đời sống đương đại, đang diễn ra. Có lẽ đây là điều mà trước nay tôi chưa thấy ai làm. Nếu ra đề thi này thì người ta đặt vấn đề văn chương, trách nhiệm của văn chương đối với đời sống xã hội trước mắt, đang diễn ra. Đó là điều khác so với kiểu cũ.

Có thể nói trách nhiệm công dân đối với xã hội (nhấn mạnh), đối với công cuộc xây dựng đất nước ở thì hiện tại và tương lai chứ không chỉ là trách nhiệm trong quá khứ!"…

Nhã Anh (tổng hợp)