Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Các chỉ tiêu trong chỉnh trang và phát triển đô thị Hà Nội giai đoạn 2021-2025

15:34 | 02/09/2021

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Thực hiện “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025”, TP Hà Nội đặt chỉ tiêu 5 huyện sẽ phát triển thành quận, hạ ngầm 100% hệ thống cáp điện lực, tỷ lệ đô thị hóa 60-62%, vận tải hành khách công cộng đạt 30-35%...
Các chỉ tiêu trong chỉnh trang và phát triển đô thị Hà Nội giai đoạn 2021-2025
Ảnh minh họa

Ngày 1/9, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 202/KH-UBND về triển khai thực hiện Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy khóa XVII về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025”.

Theo đó kế hoạch xác định, xây dựng lộ trình thực hiện cho từng nhiệm vụ cụ thể nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra tại Chương trình số 03-CTr/TU; phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã chủ trì triển khai các giải pháp hoàn thành các chỉ tiêu của chương trình giai đoạn 2021-2025.

Trong đó, các huyện: Hoài Đức, Đông Anh, Thanh Trì, Gia Lâm, Đan Phượng chủ trì, phối hợp cập nhật kết quả thực hiện của Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận của thành phố về kết quả thực hiện Đề án đầu tư xây dựng huyện thành quận đến năm 2025 đối với 5 huyện (Hoài Đức, Đông Anh, Thanh Trì, Gia Lâm, Đan Phượng).

UBND quận Nam Từ Liêm, UBND 2 huyện Đông Anh và Đan Phượng triển khai đầu tư xây dựng 2-3 khu đô thị mới theo định hướng đô thị thông minh.

Các huyện Hoài Đức, Đông Anh, Thanh Trì, Gia Lâm, Đan Phượng chủ trì đầu tư xây dựng 20 tuyến đường giao thông hạ tầng khung tại các huyện thuộc đề án lên quận.

Các quận chủ trì triển khai các giải pháp để hoàn thành chỉ tiêu chỉnh trang hè, đường phố trên địa bàn 12 quận với 180 tuyến.

Trong khi đó, Sở Xây dựng Hà Nội có nhiệm vụ chủ trì hoàn thành Đề án cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ trên địa bàn thành phố; triển khai cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ nguy hiểm cấp D; triển khai cải tạo, xây dựng lại 2-3 khu chung cư cũ và chuẩn bị triển khai các khu còn lại; chỉnh trang 20 nhà biệt thự và 10 công trình kiến trúc có giá trị xây dựng trước năm 1954.

Đồng thời trồng mới 500.000 cây xanh đô thị (trong tổng số 3,5 triệu cây xanh trồng mới toàn thành phố); cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các công viên, vườn hoa trên địa bàn thành phố; hạ ngầm 100% hệ thống cáp điện lực, thông tin tại các khu vực phát triển đô thị, các tuyến đường cải tạo, xây dựng mới; tiếp tục triển khai hạ ngầm cáp viễn thông, điện lực tại 300 tuyến phố trong khu vực khu phố cũ; nâng tổng công suất khai thác của các nhà máy nước đạt 1,8-2 triệu mét khối/ngày - đêm; tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch đạt 100%.

Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội chủ trì hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ đô thị hóa 60-62%.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đạt 30-35%.

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng Hà Nội và các sở, ngành, đơn vị liên quan; UBND các quận hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt 50-55%.

Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội chủ trì hoàn thành xây dựng 2-3 siêu thị, trung tâm thương mại lớn; chủ trì, phối hợp với UBND huyện Đông Anh triển khai đầu tư xây dựng 1 tháp trung tâm tài chính.

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã triển khai đầu tư xây dựng 1-2 khu outlet quy mô lớn.

Sở Công Thương Hà Nội và UBND các quận, huyện, thị xã chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan đầu tư, cải tạo, xây dựng 20 chợ.

Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội chủ trì, phối hợp với UBND các quận Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, thị xã Sơn Tây phát triển, mở rộng 3-5 khu vực thành không gian, tuyến phố đi bộ.

T.H