Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Cảm nhận về Táo quân 2014: Chỉ nhằm để “chửi” cho sướng?

09:59 | 04/02/2014

12,312 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Nêu lại những hiện tượng tiêu cực rồi từ đó phê phán, châm biếm mà thiếu hẳn tinh thần xây dựng. Phải chăng Táo quân đang xây dựng một kịch bản chỉ để “chửi” cho sướng như thế?!

>> Cảm nhận về Táo quân 2014: Cũ, nhạt, sượng, nói gượng, cười gượng!

Phê phán rồi… thôi!?

Công bằng mà nói thì trong chương trình Táo quân 2014, các bản báo cáo của các Táo không chỉ có tiêu cực của các ban ngành mà vẫn có những mặt tích cực, những thành tựu, dù đó chỉ là thoáng qua hay rất ít. Đặc sản của Táo quân vẫn là “mổ xẻ” lại những hiện tượng tiêu cực, tai tiếng, những câu chuyện thời sự nổi bật nhất trong năm. Và từ đó châm biếm, phê bình bằng một kịch bản với đủ thứ từ hát hò đến những lời nói, hành động, đôi khi thái quá, vô duyên.

Táo quân 2014 phê ngành điện lực phá rừng đầu nguồn làm thủy điện, xả lũ vô tội vạ gây lũ lụt, dân mất nhà cửa, giá điện leo thang… Phê phán ngành y vì y đức xuống cấp, nhân bản xét nghiệm, vắc xin gây chết trẻ, không có phong bì thì “tiêm như khoan”, quá tải bệnh viện… nói chung là kịch bản Táo quân phê phán rất nhiều. Song, đằng sau những phê phán đó, những tiếng cười đó là gì mới là quan trọng!

Phía sau tiếng cười, sự phê phán cần có sự đúc rút

Phê phán là cần thiết nhưng phê là để xây dựng chứ không chỉ để giễu cợt, bêu riếu rồi thôi. Người ta nói chức năng của hài kịch là để “mài sắc nhận thức của chúng ta về những lệch lạc trong công lý của xã hội chúng ta đang sống”. Công bằng mà nói Táo quân các năm cũng phần nào thực hiện được chức năng ấy. Nhưng riêng Táo quân năm nay thì quá mờ nhạt, quan điểm trong kịch bản chương trình thậm chí còn quá hiếm thì nói chi đến “nhận thức”!

Vì thế, đằng sau của hầu hết những phê phán, lên án các tiêu cực của các ngành trong Táo quân 2014 là… không có gì! Chương trình không hoặc hiếm đưa ra những chính kiến, những lập luận cũng như những định hướng để góp phần xây dựng, thay đổi để có một cuộc sống tốt hơn; để hạn chế những tiêu cực và phát huy những giá trị tốt đẹp!

Lời phê bình luôn cần có tính hướng đối tượng và phải chỉ ra được vấn đề nằm ở đâu? Họ đã sai như thế nào? Vì sao họ sai? Hướng khắc phục ra sao?... Nếu lời phê phán chỉ dừng lại việc nêu ra vấn đề dưới một dạng liệt kê thì chắc chắn không thể vươn đến giá trị hay sự thay đổi gì. Phê phán khi đó chỉ là việc ai đó tự cho mình được quyền phê phán người khác mà thôi!

“Táo quân” đang sợ nói thật!

Không phải ngẫu nhiên mà Táo quân năm nay bị chê là sống sượng, nhạt nhòa; và cũng sẽ là rất bất công nếu chỉ “ném đá” những người nghệ sĩ hài vốn đã tốn biết bao thời gian và công sức cho vai diễn của mình! Sự nhàm chán của Táo quân 2014 nằm ở một lý do khác!?

Không ngẫu nhiên mà trong phiên họp Chính phủ, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Trần Bình Minh đã “tiết lộ” bí mật rằng: Nhiều bộ trưởng “nhỏ to” đề nghị các vấn đề ngành của mình được nói “nhẹ nhàng”, “ít được đề cập” trong các báo cáo của các Táo.

Táo quân cố gượng ép đưa vào thật nhiều chi tiết nhưng nhạt nhòa

Khán giả đều biết chương trình Táo Quân thu hút là nhờ dám nói thẳng vào sự thật những sự việc của các ban ngành, còn khi nói “nhẹ nhàng”, “ít được đề cập” đến nghĩa là cần nói sao cho khéo léo thì chương trình trở nên mờ nhạt, nhàm chán cũng là điều dễ hiểu! Chương trình Táo Quân bị chê nhạt có lẽ cũng bởi lý do này!

Ông Trần Bình Minh còn nói như cảnh báo trước về độ nhạt của Táo quân năm nay rằng: “Trước khi phát sóng chúng tôi đã lược bỏ những phần không ổn”.

Thế nào là “những phần không ổn”?! Có phải đó là những sự thật sâu cay, những tiêu cực nổi cợm của một vài ngành?! Có phải vì “lược bỏ những phần không ổn” nên mới sinh ra hai gương mặt Táo nữ lạ hoắc, nhạt nhòa và rất thừa thải ở cuối chương trình với vài câu báo cáo qua loa. Họ là Táo Văn hóa và Táo Giáo dục.

Trong khi đó, hai ngành này trong năm qua có quá nhiều sự kiện ồn ào, chấn động dư luận. Ở lĩnh vực văn hóa, đó là các vụ nghệ sĩ ăn mặc, biểu diễn, cũng như có những hành động và phát ngôn phản cảm, gây sốc; đó là hành động hôi của rất phản văn hóa; đó là chuyện các gương mặt trẻ bất chấp thủ đoạn để bước vào showbiz…. Ở lĩnh vực giáo dục thì có chuyện của những đề thi phản cảm, bất cập trong đào tạo, bệnh thành tích, cử nhân đại học bán sim đầu đường…

Táo quân năm nay đã chọn cách lược bỏ những phần “không ổn” có thể để yên ổn nhưng không may lại dẫn ngay đến một bất ổn khác. Đó là sự thập cẩm, là sự gượng ép để đưa vào thật nhiều chi tiết cho đủ đầy nhưng lại thiếu vắng đi những điểm nhấn, những cao trào!

Táo quân vốn chỉ là một chương trình nghệ thuật, là một vở hài kịch. Chính vì thế nó được quyền hư cấu, được phản ánh, được đề cập thì tại sao lại phải đề nghị hạn chế và tác giả phải chấp nhận “nhẹ nhàng”?!

Có lẽ chẳng nơi nào giống như nền văn hóa nghệ thuật của xứ ta cả…!

Táo Văn hóa, Táo Giáo dục bị "lãng quên"

Táo quân đã đi một hành trình dài hơn 10 năm, hiếm có một chương trình nào vẫn thu hút, vẫn có thể khiến người ta háo hức chờ đợi sau một quảng thời gian dài chục năm như Táo quân đã làm được! Song, làm thế nào để sự chờ đợi của công chúng hàng năm không hóa thành nổi thất vọng đó là trách nhiệm rất lớn của nhà sản xuất.

Và một điều buồn nữa là chương trình Táo quân, quanh đi, quẩn lại vẫn những gương mặt… xưa như…Táo quân năm trước?

“Gặp nhau cuối năm - Táo quân” là một vở hài kịch, không những thế nó đã trở thành một điểm nhấn văn hóa - giải trí - xã hội trong năm. Vì thế đừng để Táo quân hàng năm lại trở thành một vở hài kịch nhạt và nhảm!

Trúc Vân