Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Bộ Y tế khẳng định chất phụ gia trong tương ớt Chinsu được phép dùng tại Việt Nam

17:20 | 12/04/2019

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Sau khi, tương ớt Chin-su do Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan sản xuất bị thu hồi tại Nhật Bản do dùng chất bảo quản axit benzoic, người dân trong nước rất hoang mang và không hiểu ở Việt Nam có được sử dụng chất phụ gia này trong thực phẩm không? Ngày 12/4, Bộ Y tế đã chính thức trả lời vấn đề này.    

Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế khẳng định: "Sử dụng chất bảo quản axit benzoic với hàm lượng không vượt quá 1g/kg sản phẩm là phù hợp với quy định của Việt Nam và Ủy ban Tiêu chuẩn Quốc tế Codex, an toàn cho người sử dụng".

Theo Bộ Y tế, tiêu chuẩn Việt Nam quy định axit benzoic và muối natri benzoic, axit sorbic và kali sorbat là các chất bảo quản được phép sử dụng trong tương ớt, hàm lượng tối đa 1g/kg sản phẩm. Đây cũng là quy định của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế Codex bao gồm 189 thành viên trong đó có Mỹ và các nước châu Âu, Thái Lan...

bo y te khang dinh chat phu gia trong tuong ot chinsu duoc phep dung tai viet nam
Bộ Y tế khẳng định chất phụ gia trong tương ớt Chinsu được phép dùng tại Việt Nam

Cục An toàn thực phẩm cho biết, để một phụ gia thực phẩm có trong danh mục của Codex, các nhà khoa học của JECFA, Ủy ban chuyên gia hỗn hợp về phụ gia thực phẩm của FAO (Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc) và WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) phải thực hiện nhiều nghiên cứu khoa học. Các tổ chức này đánh giá nguy cơ sức khỏe con người để đưa ra mức sử dụng tối đa đối với từng phụ gia trong thực phẩm, đảm bảo an toàn cho người dùng.

Tại Nhật Bản, axit benzoic cũng như axit sorbic chưa quy định sử dụng trong tương ớt, nhưng lại cho phép dùng trong trứng cá muối, bơ thực vật, nước tương, đồ uống không cồn...

"Do đó, Nhật Bản không quy định axit benzoic, axit sorbic làm phụ gia trong tương ớt mà Việt Nam lại cho dùng, không có nghĩa tiêu chuẩn thực phẩm của Việt Nam không được quan tâm như ở Nhật", đại diện Cục An toàn thực phẩm khẳng định.

Cục An toàn thực phẩm cũng cho biết, quy định Việt Nam chỉ yêu cầu nhà sản xuất ghi rõ lên nhãn sản phẩm tên nhóm chất phụ, tên chất phụ gia hoặc mã số quốc tế INS (nếu có); không yêu cầu ghi cảnh báo việc sử dụng axit benzoic, natri benzoat, axit sorbic hoặc kali sorbat.

Mới đây, cổng thông tin điện tử thành phố Osaka, Nhật Bản thông báo thu hồi hơn 18.000 chai tương ớt nhãn hiệu Chin-su nguồn gốc từ Việt Nam vì vi phạm Luật Vệ sinh thực phẩm và Luật Nhãn thực phẩm. Theo Hiệp hội Vệ sinh thực phẩm Tokyo, hàm lượng axit benzoic trong tương ớt Chin-su bị thu hồi lần lượt là 0,41 g/kg, 0,44 g/kg và 0,45 g/kg. Trong khi điều 11 khoản 2 Luật vệ sinh thực phẩm Nhật Bản quy định "không đáp ứng tiêu chuẩn thì không được lưu hành".

Nguyễn Bách