Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lên tiếng về nhiều vấn đề “nóng” của ngành giáo dục
Một trong những vấn đề đang khiến dư luận xã hội băn khoăn là điểm đầu vào của ngành sư phạm thấp, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ: “Chúng ta nên đánh giá cả quá trình chứ không chỉ một vài năm gần đây. Hiện nay, chúng ta đã nhìn thấy hạn chế của chính sách đầu tư, tuyển dụng, chế độ đãi ngộ... trong ngành sư phạm, nhưng chúng ta phải hiểu rằng để khắc phục thì cần phải có thời gian”.
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, qua phân tích thực tế thì điểm chuẩn đầu vào sư phạm của các trường đại học không phải là thấp, ngành điểm thấp chủ yếu là các trường cao đẳng hoặc một số cơ sở không chuyên về sư phạm nhưng lại đào tạo sư phạm.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ |
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cam kết sẽ giải quyết nhanh vấn đề này bằng cách quy hoạch lại các trường sư phạm, chỉ tập trung một số trường đại học sư phạm lớn, còn những trường khác làm vệ tinh. Bộ GD&ĐT sẽ ban hành bộ quy chuẩn giáo viên để các trường sư phạm triển khai. Những chính sách nằm ngoài tầm kiểm soát của Bộ GD&ĐT, Bộ sẽ làm việc với Bộ Nội vụ để từng bước giải quyết.
Về hiện tượng nhiều điểm 10 trong Kỳ thi THPT Quốc gia, theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, vấn đề này không đúng như dư luận lo lắng. Bản chất của hiện tượng là do phương thức thi năm 2017 có nhiều đổi mới, nhiều môn chuyển từ thi tự luận sang thi trắc nghiệm. Nói là “mưa điểm 10” nhưng thực tế, tỷ lệ điểm 9, điểm 10 cũng chỉ chiếm khoảng 3 - 4%. Người đứng đầu ngành giáo dục mong muốn dư luận bình tĩnh để nhìn nhận sự việc này.
“Năm đầu tiên chúng ta triển khai đề thi trắc nghiệm chuẩn hóa, kết quả như vậy đã là một sự cố gắng lớn. Tuy nhiên, sắp tới, Bộ GD&ĐT sẽ tập trung hơn về vấn đề kỹ thuật để hoàn thiện ngân hàng đề thi, tiến tới chuẩn hóa đề thi và có sự phân hóa rõ nét hơn để tạo niềm tin cho xã hội” - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.
Về việc điểm cao nhưng vẫn trượt nguyện vọng 1, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lý giải: Do ứng dụng công nghệ thông tin trong mùa tuyển sinh 2017 khá tốt, tạo được tính minh bạch cao nên nhiều thí sinh đã tập trung vào một số ngành "hot" dẫn đến điểm chuẩn một số trường lên cao. Ngoài ra, các trường quân đội, công an đã giảm chỉ tiêu nên việc đẩy điểm chuẩn lên cao là đương nhiên. Thực tế thì những ngành như công an, quân đội, y đa khoa năm nào điểm chuẩn cũng cao nên vừa rồi, tại các khối trường này, thí sinh có tổng 30 điểm vẫn trượt cũng là điều dễ hiểu.
Về điểm ưu tiên, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, duy trì là cần thiết, chính sách này trước nay không chỉ có Việt Nam áp dụng. Tuy nhiên, khi tình hình kinh tế- xã hội thay đổi, việc cộng điểm ưu tiên theo vùng cũng cần phải cân nhắc. Bộ trưởng GD&ĐT hứa sẽ lắng nghe ý kiến của dư luận và khảo sát thực tế để có những điều chỉnh phù hợp.
Huyền Anh
-
Độ tuổi sử dụng ma túy ngày càng trẻ hóa
-
Hà Nội: 100 gian hàng thiết yếu tham gia Chợ Tết Công đoàn 2025
-
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
-
6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm từ ngày 14/1/2025
-
Siêu bão Man-yi giảm cấp khi vào Biển Đông, diễn biến khó lường
- Tử vi ngày 18/11/2024: Tuổi Mùi đào hoa nở rộ, tuổi Thân vận may tìm đến
- [Chùm ảnh] Đà Lạt một sớm bình yên
- Tử vi ngày 17/11/2024: Tuổi Tuất xác định mục tiêu, tuổi Dậu sự nghiệp hanh thông
- Tử vi ngày 16/11/2024: Tuổi Tỵ cơ hội thăng tiến, tuổi Dần tinh thần lạc quan
- Tử vi ngày 15/11/2024: Tuổi Sửu sự nghiệp khởi sắc, tuổi Thân bước tiến tích cực
- Tử vi ngày 14/11/2024: Tuổi Mão quý nhân nâng đỡ, tuổi Ngọ tin vui bất ngờ
- Tử vi ngày 13/11/2024: Tuổi Mùi cơ hội thăng tiến, tuổi Thìn gặt hái thành quả
- Tử vi ngày 12/11/2024: Tuổi Thân tài lộc tăng tiến, tuổi Dậu tinh thần dấn thân