Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nói về chủ trương bỏ biên chế giáo viên
Những ngày qua, thông tin Bộ GD&ĐT chủ trương thí điểm bỏ biên chế giáo viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận, xã hội. Về vấn đề này, trả lời PV bên lề cuộc họp Quốc hội hôm 25/5, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chia sẻ: "Bộ sẽ cân nhắc vì đây là vấn đề tác động đến hơn một triệu giáo viên. Nếu thực hiện Bộ sẽ nghiên cứu kỹ, từng bước thí điểm để có lộ trình hài hòa".
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, một trong những băn khoăn của ngành giáo dục hiện nay là việc tự chủ chỉ được bàn đến ở giáo dục bậc đại học, chứ chưa đề cập ở bậc giáo dục phổ thông. Vì thế, khi xây dựng nghị định tự chủ ở các đơn vị sự nghiệp công lập trong ngành giáo dục, Bộ GD&ĐT đã phải tách thành hai, một nghị định cho giáo dục đại học và một nghị định dành cho giáo dục phổ thông.
Trong khi giáo dục phổ thông chưa đề cập tới vấn đề tự chủ mà mới dừng lại ở việc phân cấp, phân quyền cho các cơ sở giáo dục, bao gồm tự chủ về nhiệm vụ và tự chủ về nhân sự.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ |
Hiện tại, tổ chức bộ máy và nhân sự vẫn là vấn đề thiếu tự chủ nhất trong các trường. Thực tế cho thấy, các trường mới biết rõ số lượng giáo viên thừa thiếu ra sao để thực hiện tuyển dụng nhưng với cách làm như hiện tại họ lại trở thành bị động.
Thông thường việc tuyển dụng giáo viên về các trường vẫn do UBND huyện hay do các sở đảm nhiệm theo kế hoạch biên chế chung, thậm chí tuyển gộp rồi phân về cho các trường. Chính yếu tố này dẫn đến hiện tượng vênh về chuyên môn, thừa thiếu cục bộ về nhân lực tại các trường.
Trước tình hình này, nếu như không phân cấp cho các trường mạnh hơn nữa thì vai trò chủ động của các nhà trường chắc chắn sẽ mờ nhạt, khó tránh khỏi việc các cấp quản lý sẽ can thiệp sâu vào chuyên môn, cũng như nhiều hoạt động khác của trường.
Vì vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng: “Phải bắt đầu từ đội ngũ giáo viên, muốn thu hút và giữ chân được giáo viên giỏi cần có chế độ đãi ngộ lớn. Nếu cứ giữ mãi định biên như hiện nay sẽ khó tạo ra được động lực cho những người tâm huyết và lâu dài khó tạo được đột phá cho quá trình đổi mới giáo dục”.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định: “Đã tới lúc phải đẩy mạnh tiến trình cho các trường tự chủ trong việc tuyển dụng giáo viên, đánh giá cán bộ và tiến tới thí điểm chế độ hợp đồng lao động đối với giáo viên”.
Nhắc đến đời sống cũng như thu nhập của giáo viên còn thấp, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ: Đây thực sự đang là “món nợ” mà những người đứng đầu ngành như tôi cảm thấy day dứt. Ai cũng biết vấn đề cấp thiết chúng ta phải giải quyết là làm sao để thu nhập của giáo viên tốt hơn, môi trường làm việc tốt, tạo động lực tinh thần để họ thấy lao động của mình được xứng đáng. Nhưng sẽ rất khó có thể tạo ra sự thay đổi nếu cứ mãi bó buộc trong đồng lương công chức, viên chức đã được quy định chung.
Bộ trưởng cũng cho rằng để xóa bỏ được quan niệm về biên chế với sự ổn định lâu dài trong đội ngũ giáo viên không thể làm ngay khi thay đổi này sẽ có tác động nhiều chiều đến đội ngũ giáo viên. "Sẽ có người đồng thuận, có người băn khoăn, thậm chí là phản đối, nhưng về lâu dài việc chuyển sang chế độ hợp đồng đối với giáo viên là cần thiết", Bộ trưởng Nhạ nói.
Về lộ trình thực hiện, Bộ trưởng khẳng định: Đây là vấn đề có thể tác động đến hơn một triệu giáo viên nên Bộ GD&ĐT sẽ nghiên cứu kỹ, từng bước thí điểm để có lộ trình hài hòa chứ không phải cùng một lúc thực hiện trong toàn ngành. Bộ sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành hữu quan và các địa phương để cụ thể hóa chủ trương, làm đến đâu chắc đến đấy, phù hợp với tình hình của từng địa phương chứ không dùng các biện pháp hành chính để áp đặt. Còn trước mắt, ngành sẽ làm thật tốt theo Luật Viên chức.
Huyền Anh
-
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn được bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước
-
Bộ GD&ĐT đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục
-
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ gửi thư chúc mừng cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành Giáo dục nhân dịp 20/11
-
Hội Cựu giáo chức Việt Nam đồng hành nâng cao chất lượng giáo dục và xây dựng xã hội học tập
-
Việt Nam - Latvia ký kết hiệp định hợp tác trong lĩnh vực giáo dục
-
Tử vi ngày 24/11/2024: Tuổi Mão mở rộng đầu tư, tuổi Dậu tài chính suôn sẻ
-
Thú sưu tầm đồ bằng bạc lên ngôi
-
[P-Magazine] Kỳ I: Ý thức giữ gìn môi trường biển của những người kỹ sư lọc dầu
-
Hơn 5.000 vé máy bay, ô tô hỗ trợ người khó khăn về quê ăn Tết
-
Tử vi ngày 23/11/2024: Tuổi Sửu chứng minh năng lực, tuổi Thân gặt hái thành công
- Tử vi ngày 24/11/2024: Tuổi Mão mở rộng đầu tư, tuổi Dậu tài chính suôn sẻ
- Tử vi ngày 23/11/2024: Tuổi Sửu chứng minh năng lực, tuổi Thân gặt hái thành công
- Tử vi ngày 22/11/2024: Tuổi Tý thể hiện khả năng, tuổi Ngọ tinh thần hăng hái
- Tử vi ngày 21/11/2024: Tuổi Tỵ thành quả xứng đáng, tuổi Dần vị thế nổi bật
- Tử vi ngày 20/11/2024: Tuổi Mão cơ hội tiềm năng, tuổi Dậu ứng biến nhanh nhạy
- Tử vi ngày 18/11/2024: Tuổi Mùi đào hoa nở rộ, tuổi Thân vận may tìm đến
- [Chùm ảnh] Đà Lạt một sớm bình yên
- Tử vi ngày 17/11/2024: Tuổi Tuất xác định mục tiêu, tuổi Dậu sự nghiệp hanh thông