Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Bộ Công Thương xử lý 247 vụ vi phạm kinh doanh xăng dầu

06:30 | 09/08/2024

1,725 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Thông tin từ Tổng cục Quản lý Thị trường - Bộ Công Thương cho biết đã tiến hành xử lý 247 vụ vi phạm về kinh doanh xăng dầu chỉ trong 7 tháng đầu năm 2024.

Thị trường xăng dầu tương đối ổn định

Từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình kinh doanh mặt hàng xăng dầu tương đối ổn định. Các đơn vị cung ứng, cửa hàng kinh doanh xăng dầu vẫn hoạt động bình thường, không có tình trạng đầu cơ, găm hàng, tạo khan hiếm nguồn cung xăng dầu, nghỉ bán xăng dầu không có lý do.

xăng dầu
Giá xăng dầu từ đầu năm đến nay tương đối ổn định.

Theo Tổng cục Quản lý thị trường, các cửa hàng cũng thực hiện nghiêm túc quy định về hoá đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu, đặc biệt là trong việc lập hoá đơn điện tử tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu cho khách hàng theo từng lần bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu và cung cấp dữ liệu hoá đơn điện tử theo quy định.

Về kết quả kiểm tra, xử lý, từ đầu năm 2024 đến hết tháng 7/2024, Tổng cục Quản lý thị trường đã triển khai kiểm tra cụ thể như sau: Số vụ kiểm tra tháng 7 là: 309 vụ, lũy kế 07 tháng: 1355 vụ; Số vụ xử lý tháng 7 là: 54 vụ, lũy kế 07 tháng: 274 vụ; Số tiền nộp ngân sách nhà nước (bao gồm số tiền buộc nộp lại bất hợp pháp do thực hiện các hành vi vi phạm hành chính) tháng 7 là trên 1,3 tỷ đồng, lũy kế 07 tháng là hơn 8,3 tỷ đồng.

Các hành vi vi phạm chủ yếu là không đăng ký hệ thống phân phối với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; Sử dụng người quản lý hoặc nhân viên trực tiếp kinh doanh tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu không được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định; Mua hoặc bán xăng dầu với đối tượng ngoài hệ thống phân phối theo quy định.

Một số vi phạm khác gồm: buôn bán xăng dầu có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; bán xăng dầu có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật trương ứng; Kinh doanh xăng dầu mà không có Giấy phép kinh doanh xăng dầu theo quy định (đối với trường hợp không có Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu trong trường hợp có từ 02 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trở lên);

Kinh doanh xăng dầu khi Giấy phép kinh doanh xăng dầu được cấp đã hết hiệu lực (chủ yếu với cửa hàng bán lẻ xăng dầu); Không đăng ký thời gian bán hàng của cửa hàng bán lẻ xăng dầu với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; giảm thời gian bán hàng so với thời gian niêm yết hoặc so với thời gian bán hàng trước đó mà không có lý do chính đáng hoặc không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

Thị trường xăng dầu không có vùng cấm

7 tháng đầu năm, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra, xử phạt một số thương nhân đầu mối như Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức; Công ty Cổ phần Appollo Oil; Công ty TNHH Trung Linh Phát. 3 doanh nghiệp này trên vi phạm pháp luật về điều kiện kinh doanh đối với thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu.

kinh doanh xăng dầu
Bộ Công Thương nhiều lần khẳng định siết chặt quản lý xăng dầu. Ảnh: Báo Công Thương.

Đến nay, cơ bản hoạt động kinh doanh xăng dầu trên cả nước diễn ra bình thường, đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng; vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu giảm so với trước. Nguyên nhân là thời gian qua QLTT đồng loạt thực hiện quyết liệt việc kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm; mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh xăng dầu hiện nay đủ sức răng đe nên đã phát huy tác dụng, đã góp phần hạn chế vi phạm trong hoạt động xăng dầu.

Trước đó, bà Nguyễn Thuý Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương cho biết, trong nửa đầu năm, thực hiện quy định quản lý nhà nước trong kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định kiểm tra việc duy trì điều kiện kinh doanh xăng dầu của 6 thương nhân đầu mối và 8 thương nhân phân phối, hiện nay đang trong quá trình thực hiện.

Bên cạnh đó, qua rà soát báo cáo tình hình duy trì điều kiện kinh doanh, Bộ đã chỉ đạo Tổng cục Quản lý thị trường kiểm tra 04 thương nhân đầu mối; 20 thương nhân phân phối có dấu hiệu vi phạm để xem xét xử lý theo quy định.

Thống kê của Tổng cục QLTT cho thấy trong năm 2022, đã xử lý 575 vụ vi phạm, số tiền xử phạt là 18,7 tỉ đồng, năm 2023 xử lý tới 860 vụ vi phạm với số tiền xử phạt tới 31,8 tỉ đồng. Như vậy, có thể thấy rằng, so với năm 2023, số lượng vi phạm xăng dầu đã giàm nhiều cả về vụ vi phạm lẫn quy mô xử lý.

Thành Công