Bộ Công Thương ủng hộ tư nhân làm dự án truyền tải điện
EVN hoàn thành vượt tiến độ một số công trình lưới điện |
'Các nhà đầu tư hiểu rõ, xây dựng đường dây truyền tải không thể nhanh được!' |
Đầu tư lưới điện để tránh quá tải |
Dự án điện mặt trời Trung Nam – Thuận Nam kết hợp đầu tư trạm biến áp 500kV và đường dây đấu nối công suất 450 MW của Công ty Đầu tư xây dựng Trung Nam thực hiện. Đây là dự án đầu tư truyền tải điện đầu tiên của một doanh nghiệp tư nhân.
Theo tờ trình Bộ Công Thương gửi Thủ tướng, sau khi xây dựng xong, chủ đầu tư cam kết bàn giao lại miễn phí (0 đồng) cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vận hành vào năm 2020. Nếu EVN không tiếp nhận, bàn giao, chủ đầu tư sẽ tiếp tục quản lý, vận hành hệ thống theo cơ chế thống nhất giữa EVN và Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT).
Dự án điện mặt trời tại Ninh Thuận. Ảnh: Ngọc Hà |
Theo đánh giá của cơ quan này, nếu nhà đầu tư thực hiện hạ tầng truyền tải đúng tiến độ cam kết vào năm 2020, trạm biến áp Thuận Nam vận hành sớm 4 năm, đường dây 500kV Thuận Nam – trạm biến áp 500kV Nhiệt điện Vĩnh Tân vận hành sớm 2 năm. Điều này vừa tiết kiệm chi phí cho ngành điện vừa kịp thời giải tỏa công suất các dự án năng lượng tái tạo trong khu vực.
Nếu được phê duyệt, bên cạnh việc bàn giao dự án theo đúng cam kết, nhà đầu tư còn phải đồng ý cho các dự án năng lượng tái tạo trên địa bàn huyện Thuận Nam đấu nối, giải tỏa công suất theo yêu cầu của UBND tỉnh Ninh Thuận (trong trường hợp chưa hoàn thành bàn giao cho EVNNPT).
Ngoài ra, nhà đầu tư cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường chi phí cho EVN nếu không đảm bảo tiến độ hạ tầng truyền tải đúng cam kết. Chi phí phải trả căn cứ theo quy định mua bán điện với nhà đầu tư dự án nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1.
Trước đây, Tập đoàn Dầu khí quốc gia đã tham gia đầu tư ở một số công trình như sân phân phối, trạm biến áp 500kV. Sau đó, họ bàn giao lại cho EVN, EVNNPT quản lý và vận hành theo phương thức tăng hoặc giảm vốn nhà nước giữa các tập đoàn.
Để tư nhân làm hạ tầng truyền tải điện được xem như một trong những giải pháp giảm tải lưới điện hiện nay. Hiện Ninh Thuận và Bình Thuận là 2 tỉnh có số lượng nhà máy điện mặt trời lớn nhất dẫn đến tình trạng quá tải lưới điện, các dự án phải giảm công suất, trong khi nguồn cung điện vẫn thiếu. Nhiều máy biến áp, trục đường dây ở mức quá tải tới hơn 200%.
Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia cảnh báo, nếu không có biện pháp giải quyết, đến năm 2020, tình hình ngày càng trầm trọng, nguy cơ sự cố, rã lưới điện rất cao.
Ngọc Hà/Vnexpress
Vnexpress
-
EVNHANOI cảnh báo khách hàng cảnh giác với cuộc gọi mạo danh để lừa đảo
-
Hoàn thành cấp điện tái thiết cho khu dân cư thôn Kho Vàng, Nậm Tông
-
Kịch bản cung ứng điện năm 2025
-
Cần luật hóa chi tiết các mục tiêu bảo vệ môi trường trong hoạt động điện lực
-
Đóng điện máy biến áp thứ 2 Trạm biến áp 220kV Thủy Nguyên: Tăng cường đảm bảo điện cho TP Hải Phòng