Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Bộ Công Thương tiếp tục đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành

16:15 | 16/06/2018

Theo dõi PetroTimes trên
|
Đến nay, Bộ Công Thương đã rà soát, sửa đổi nhiều văn bản quy phạm pháp luật, cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành (KTCN) với mục tiêu cắt giảm, đơn giản hóa 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm, thủ tục kiểm tra... 
bo cong thuong tiep tuc don gian hoa thu tuc kiem tra chuyen nganh
Thủ tục dán nhãn năng lượng được thay đổi theo hướng tạo thuận lợi hơn cho DN

Bộ Công Thương đã rà soát, sửa đổi nhiều văn bản quy phạm pháp luật, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa để tạo thuận lợi tối đa cho DN. Đồng thời, xây dựng lộ trình cải cách hoạt động KTCN, phấn đấu cắt giảm, đơn giản hóa 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm, thủ tục KTCN…

Đến nay, đã xóa bỏ hơn 400 mã trong tổng số 720 mã hàng hóa (mã HS) phải kiểm tra trước thông quan thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương, đạt tỷ lệ xóa bỏ lên tới 58,3%. Trong phạm vi quản lý của Bộ chỉ còn 2 loại sản phẩm phải kiểm tra trước thông quan là tiền chất thuốc nổ và thực phẩm (sản phẩm bắt buộc phải kiểm tra trước thông quan theo quy định).

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã tích cực thực hiện xóa bỏ độc quyền, xã hội hóa công tác kiểm tra. Cụ thể, đã chỉ định 11 đơn vị đủ điều kiện thực hiện kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu theo hình thức xã hội hóa. Với vật liệu nổ công nghiệp, chỉ định 2 tổ chức thử nghiệm có đầy đủ trang thiết bị và trình độ để đảm nhiệm công việc kiểm tra nhà nước.

Năm 2018, Bộ Công Thương tiếp tục xây dựng phương án đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 và phương án cải cách hành chính đối với các thủ tục cấp phép trong hoạt động xuất nhập khẩu do Bộ quản lý.

Với thủ tục dán nhãn tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 36/2016/TT-BCT quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng và dù là thủ tục sau thông quan, song Bộ cũng đã cho phép các tổ chức thử nghiệm trong nước và nước ngoài tham gia kiểm tra, đánh giá.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương và tính toán ban đầu của DN, riêng việc bãi bỏ thủ tục kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may để chuyển sang thủ tục công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy đã giúp DN tiết kiệm khoảng 1,5 triệu đồng cho mỗi lần kiểm nghiệm mẫu; rút ngắn được thời gian thông quan từ 2,4 đến 3,8 ngày. Đối với thực phẩm, giúp DN, giảm thời gian thông quan trung bình từ 12 ngày làm việc xuống còn 2 ngày. Đặc biệt, những lô hàng đủ điều kiện kiểm tra hồ sơ chỉ mất 2 giờ để hoàn thành thủ tục KTCN tính từ khi hàng bắt đầu nhập cảng cho đến khi DN nhận được thông báo kiểm tra.

Thời gian tới, để tiếp tục hỗ trợ DN, đơn giản hóa thủ tục KTCN, Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, cắt giảm thủ tục KTCN theo hướng ban hành quy định cụ thể đối tượng miễn, giảm kiểm tra, đồng thời, áp dụng phương thức đơn giản hóa thủ tục như công bố hợp quy sản phẩm, quy định rõ về hình thức lấy mẫu, số lượng lấy mẫu...

Báo Công thương