Bộ Công Thương làm rõ một số vấn đề về các dự án nguồn điện
Thời gian qua, cung cấp năng lượng, đặc biệt là cung cấp điện cơ bản đáp ứng đủ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội với chất lượng ngày càng cải thiện. Tuy vậy, mục tiêu đảm bảo cung cấp điện trong ngắn hạn đang đặt ra nhiều thách thức; các nguồn cung năng lượng sơ cấp trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu, thủy điện lớn đã khai thác gần hết, nguồn khí dần suy giảm, phải nhập khẩu năng lượng ngày càng lớn; nhiều dự án điện bị chậm so với quy hoạch. Bộ Công Thương đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch điện là chậm và việc thiếu hụt công suất nguồn điện liên tục tăng, nguy cơ thiếu điện giai đoạn 2021-2024 là hiện hữu.
Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương bổ sung quy hoạch thêm 7.000 MW điện gió. |
Với trách nhiệm chính trong việc đảm bảo cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Công Thương đã thường xuyên rà soát tiến độ các dự án điện, tính toán nhu cầu phụ tải và cân đối cung cầu điện trong các năm đến 2025 và giai đoạn 2026-2030. Từ kết quả đánh giá, Bộ thường xuyên báo cáo Chính phủ về kế hoạch vận hành hệ thống trong ngắn hạn, giải pháp đảm bảo cung cầu điện cho từng giai đoạn.
Trong đó, đối với điện mặt trời, tổng công suất đã được quy hoạch khoảng 10.300 MW, đã vận hành trên 90 dự án điện mặt trời với tổng công suất khoảng 5.000 MW. Đối với điện gió, theo đề xuất của Bộ Công Thương, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương bổ sung quy hoạch thêm 7.000 MW điện gió, nâng tổng quy mô công suất điện gió được quy hoạch lên 11.630 MW.
Đây là giải pháp khả thi, hiệu quả để bổ sung kịp thời nguồn điện cho hệ thống; phù hợp với cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo hiện hành của Chính phủ. Tuy nhiên, số lượng và công suất các dự án điện mặt trời, điện gió được các địa phương đề nghị bổ sung quy hoạch trong thời gian qua là rất lớn (hơn 25.000 MW điện mặt trời và 45.000 MW điện gió). Các đề xuất này đang tiếp tục được nghiên cứu, xem xét trong Quy hoạch điện VIII.
Để bảo đảm triển khai quy hoạch tổng thể chung cho thời gian tới, Bộ Công Thương đang tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng Quy hoạch điện VIII để trình Chính phủ ngay trong quý IV năm 2020. Trong đó, bám sát nội dung Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về "Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".
Dự kiến theo Quy hoạch điện VIII, có một số điểm đáng lưu ý như về nguồn phát điện sẽ theo hướng đa dạng hơn để đảm bảo an ninh cung cấp điện, cơ cấu và phân bổ hợp lý hơn trong từng khu vực, vùng/miền và trên toàn quốc. Theo đó, nhiệt điện than được khai thác một cách hợp lý, tỷ trọng giảm dần; nguồn thủy điện được huy động tối đa; ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo; phát triển nhanh nhiệt điện khí sử dụng LNG; phát triển nguồn thủy điện tích năng và các nguồn tích trữ năng lượng để điều tiết hệ thống và tăng khả năng hấp thụ nguồn năng lượng tái tạo.
Quy hoạch lưới điện đảm bảo hiện đại, đồng bộ với các phương án phát triển nguồn điện, linh hoạt hơn trong quản lý vận hành và có khả năng tích hợp quy mô lớn nguồn năng lượng tái tạo, khả năng truyền tải các nguồn điện gió xa bờ; định hướng phát triển lưới điện thông minh, lưới điện truyền tải siêu cao áp trên 500 kV, truyền tải một chiều...
Mặt khác, Bộ Công Thương sẽ đề xuất chính sách, giải pháp để huy động vốn đầu tư; chú trọng đến cơ chế xã hội hóa đầu tư phát triển điện lực; cơ chế đấu thầu, đấu giá lựa chọn nhà đầu tư, đặc biệt trong các dự án đầu tư năng lượng tái tạo; cơ chế để đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án điện đề ra trong Quy hoạch.
Thành Công
| Bộ Công Thương họp khẩn nhằm tháo gỡ khó khăn cho các dự án nguồn điện |
| Tăng tốc các dự án nguồn điện trọng điểm |
| Vốn cho các dự án nguồn điện |
- Phát triển điện gió một giải pháp mang tính dài hạn và chiến lược cho kinh tế Việt Nam
- Kế hoạch phát triển năng lượng tái tạo tại Hà Nội
- Đắk Lắk chấp thuận việc khảo sát, lập dự án điện mặt trời trên hồ Ea Súp Hạ
- Chi phí bảo trì hệ thống điện mặt trời mái nhà có tốn kém?
- 45 hệ thống điện mặt trời mái nhà tại Đà Nẵng được hỗ trợ kinh phí
-
Nghệ An xác định khu đất 210 ha cho dự án Nhà máy điện khí LNG Quỳnh Lập
-
[Video] Tọa đàm Năng lượng cho phát triển
-
Quảng Nam đề xuất đưa các dự án thủy điện nhỏ trên địa bàn vào Quy hoạch Điện VIII
-
Tháo gỡ rào cản để xanh hóa nguồn điện
-
Dự án điện rác Hậu Giang sẽ bị chấm dứt nếu không hoàn thành tiến độ
-
Cần cơ chế đủ mạnh khuyến khích các dự án năng lượng tái tạo của doanh nghiệp trong nước
-
Thủ tướng: Tính toán giá điện khí phù hợp theo thị trường, tình hình cụ thể, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân
-
Sửa đổi Luật Điện lực: Yêu cầu xuất phát từ thực tiễn
-
EVNHANOI đảm bảo điện phục vụ kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
-
Đóng điện nhánh rẽ đường dây 220kV đấu nối từ trạm biến áp 500kV Chơn Thành