Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Bỏ 3 điều này, người đời sẽ đến được “Cực lạc - Niết bàn”

10:55 | 03/07/2016

4,571 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Không phải đợi đến khi quá vãng, người ta mới có thể đến thế giới Cực lạc hay Niết-bàn mà ngay trong đời sống hiện tại vẫn có thể đạt được điều đó, nếu bỏ tham-sân-si. 

Kể cả những người không phải là Phật tử, hiếm khi đọc kinh sách thì hẳn cũng từng nghe tới thế giới Cực lạc, Niết-bàn. Hiểu đơn giản nhất, đó là thế giới của Phật, là thế giới không tồn tại bất kỳ phiền não hay khổ hạnh nào. Người được sống trong thế giới này sẽ hưởng thọ niềm an lạc, hạnh phúc một các tuyệt đối! Chính vì thế mà người đời ai ai cũng muốn mình đến được quốc độ đó.

Tuy nhiên, đa số lại có một quan niệm khá sai lầm rằng, chỉ sau khi quá vãng rồi họ mới có cơ hội đến thế giới Cực lạc. Tức người ta chỉ nghĩ rằng, đây là một thế giới khác.

bo 3 dieu nay nguoi doi se den duoc cuc lac niet ban
Tranh Phật Thích Ca Mâu Ni

Theo kinh điển, cụ thể là trong kinh Đại bát Niết-bàn, Kinh A-Di-Đà, Quán Vô Lượng Thọ kinh… đức Phật Thích Ca cũng từng nhắc đến thế giới Cực lạc, Niết-bàn. Như vậy, thế giới Cực lạc hay Niết-bàn là có thật. Nhưng chỉ quan niệm đó là một thế giới siêu hình nào đó là một sai lầm lớn. Mà chính vì sai lầm phổ biến này mà không ít người cho rằng, đạo Phật bi quan, yếm thế!

Trong khi đó, nếu như đọc và thấu hiểu đúng theo lời Phật dạy trong các bộ kinh A-hàm thì ngay trong đời sống hiện hành, con người hoàn toàn có thể tìm thấy Niết-bàn, Cực lạc chứ không phải đợi đến một thế giới xa xôi nào đó sau lúc lâm chung.

Trong kinh A-hàm, Đức Phật Thích Ca từng dạy rằng: “Sự tận diệt tham, tận diệt sân, tận diệt si, đó gọi là Niết-bàn”. Hay trong kinh Đại bổn thuộc Trường bộ kinh, Đức Phật dạy: “Niết-bàn là sự đoạn tận tham ái đưa đến tái sinh”. Còn trong kinh Đại bát Niết-bàn, Đức Phật cũng lý giải như sau: “Niết-bàn là giải thoát tham, sân, si”…

Phật cũng có nói rất rõ trong kinh A-Di-Đà rằng: “Chúng sinh ở cõi nước đó (Cực lạc) không có các nỗi khổ, chỉ thọ những niềm vui”.

Ta thấy, Phật liên tiếp nhắc đến tham-sân-si khi nói đến Cực lạc, Niết-bàn. Tham ở đây tức là tham dục, sân là oán hận và si là mê muội. Đây cũng chính là “tam độc” trong nhà Phật. Chính ba thứ độc này đã ngày ngày đày đọa cuộc sống con người, biến cuộc sống hiện tiền thành địa ngục trần gian bởi vì tham-sân-si là tác nhân tạo nên bao khổ đau, phiền não, bất hạnh.

Chính vì vậy, Phật khuyên tất cả chúng sanh, nếu muốn an lạc, hạnh phúc thì phải tận diệt cho bằng được tham-sân-si. Khi con người không còn tham-sân-si thì Cực lạc, Niết-bàn hiện ra trước mắt. Nói cách khác, khi không còn “tam độc” chi phối, thế giới ta bà biến thành Niết-bàn. Đức Phật gọi đó là Hữu dư Niết-bàn, còn Vô dư Niết-bàn là dành cho những người phúc đức viên mãn sau khi quá vãng.   

bo 3 dieu nay nguoi doi se den duoc cuc lac niet ban
Tranh về thế giới Tây Phương Cực lạc của Đức Phật A-Di-Đà

Thế nhưng để cuộc sống hiện tiền biến thành thế giới Cực lạc, Niết-bàn là điều không hề dễ dàng. Hay nói chính xác hơn thì để con người tận diệt được tham-sân-si là vô cùng khó. Khó là bởi sống ở đời, con người thường phải mong cầu đủ thứ cho cuộc sống của mình, từ tiền tài, địa vị, danh vọng đến nhà lầu, xe hơi, vợ đẹp, con ngoan… Cầu mà được thì tự đắc, còn một khi sở cầu không đắc thì sinh phiền não, thống khổ kịch liệt (trong Kinh ghi: “Sở cầu bất đắc khổ” là vậy!)

Rồi, những va chạm với cuộc sống hằng ngày khiến con người dẫu hiền lương cũng không thể tránh được oán hận khi bị người khác kích động bằng những lời lẽ, hành động hoặc những thủ đoạn hại nhau… Chưa kể là vì tham, vì ghanh đua mà người người gây oán hận nhau. Lấy oán báo oán nên oán thù thêm chồng chất!

Cho nên, tham-sân được xác định là hai thứ độc khó trị nhất, là thứ cản trở con người đến Cực lạc quyết liệt nhất!

Song, khó nhưng không phải là không làm được. Phật dạy con người có thể chuyển hóa phiền não khổ đau, thanh tịnh hóa tâm ý bằng cách ăn chay, giữ giới, trau dồi đạo đức, phạm hạnh, bố thí, thực hành tâm từ, bi, hỷ, xả.

bo 3 dieu nay nguoi doi se den duoc cuc lac niet ban
Thực tập từ bi hỷ xả để cuộc sống được an lạc, hạnh phúc

Tuy nhiên, những phương pháp trên phải được thực hành trong chánh niệm, có chánh kiến chứ không lại rơi vào mê tín, càng không thể đến Niết-bàn. Rất nhiều người hiện nay cũng đang rơi vào tình trạng này, tức là cứ ê a tụng kinh, ăn chay, cầu cúng, lễ bái đủ kiểu… nhưng chẳng đạt kết quả gì.

Bởi đơn giản, họ làm việc đó với tâm hướng là để Phật thấy mà rũ lòng thương rồi ban phước cho họ chứ không phải vì mục tiêu tối thượng là phá bỏ chấp ngã của bản thân để giải thoát mình khỏi những phiền não, mê lầm.

Tóm lại, bản chất của Cực lạc, Niết-bàn là thanh tịnh, không còn phiền não, khổ đau, sân hận, si mê,… Vì vậy, nếu ai cố gắng thực hành đoạn trừ “tam độc” hằng ngày thì tức là người đó đang từng bước đi vào cuộc sống của Cực lạc, Niết-bàn rồi!

Xin chép lại bài thơ dưới đây để bạn đọc cùng suy ngẫm về Niết-bàn: "Niết bàn ngon như một bó cỏ xanh/ Treo trước mõm chú lừa đi khập khễnh/ ..../ Lừa chợt thấy mình bỏ mồi bắt bóng/ Cỏ xanh non ngay ở gót chân này/ Mộng mơ chi trái hứa quá tầm tay/ Bao người thấy sát na này vĩnh viễn?!

Thử hỏi, đã có bao nhiêu người bị gạt như chú lừa trong bài thơ kia...!

bo 3 dieu nay nguoi doi se den duoc cuc lac niet ban

Những quan niệm sai lầm khi cầu nguyện Phật

Cầu nguyện là phương thức tu tập phổ biến trong Phật giáo. Song nếu chỉ cầu nguyện suông thì người ta rất dễ đi vào con đường mê tín!

Trúc Vân