Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Biến động tại Sacombank: Bao giờ có lời giải?

11:00 | 28/07/2013

Theo dõi PetroTimes trên
|
Vì sao ông Đặng Văn Thành từ nhiệm chiếc ghế Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín – nơi mà ông đã dành gần như toàn bộ tâm huyết của mình để đưa ngân hàng này trở thành một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam?

>>>  Hiểu cho đúng vụ 'đại gia Đặng Văn Thành bị Sacombank siết nợ'

Ông Đặng Văn Thành.

Quyết định bất ngờ

Năm 2012 có thể xem là năm có nhiều biến động đối với thị trường tài chính – ngân hàng nước ta và đó đều là những cú sốc đầy bất ngờ với giới đầu tư, gây hiệu ứng mạnh trên thị trường chứng khoán. Một điểm đáng chú ý là nguồn cơn của gây lên những cơn biến động này đều gắn liền với một tên tuổi nào đó trên thị trường tài chính – ngân hàng.

Điểm lại những cú sốc kiểu như vậy trong năm 2012, chúng ta không khó bắt gặp cái tên Đặng Văn Thành - một trong những nhân vật, những vị đại gia thuộc hàng Top ở nước ta. Và sự kiện ông Đặng Văn Thành thôi chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank gây lên những biến động trên thị trường tài chính – ngân hàng sau đó chắc chắn cũng chỉ thua cú sốc mang tên “bầu” Kiên. Tuy nhiên, không giống như cú sốc “bầu” Kiên do vướng nghi vấn pháp luật, tại thời điểm từ nhiệm, lý do được ông Thành đưa ra cho quyết định của mình là vì vấn đề sức khỏe. Lá đơn từ nhiệm của ông Thành chính thức được Hội đồng Quản trị Sacombank phê duyệt ngày 2/11/2012.

Tại thời điểm đó, thị trường tài chính – ngân hàng nói chung và giới đầu tư nói riêng đều rất bất ngờ với quyết định này của ông Thành và khi thông tin này chính thức được xác nhận, rất nhiều đồn đoán đằng sau sự ra đi này đã được đưa ra và hệ quả của nó là sự tụt dốc của thị trường chứng khoán.

Được biết, ông Đặng Văn Thành (SN 1960, gốc Hoa) tốt nghiệp cử nhân quản trị kinh doanh bắt đầu bước vào nghiệp kinh doanh với cở sở sản xuất cồn, CO2 và mật rỉ đường. Từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, công việc làm ăn thuận lợi và phát đạt đã giúp ông Thành từng bước “xâm nhập” lấn sang lĩnh vực tài chính. Từ cơ sở kinh doanh cồn nhỏ bé và chỉ 11 năm sau, ông Thành bắt đầu nghĩ đến chuyện huy động vốn rồi cho vay lại để sinh lời. Đến năm 1991, người đàn ông họ Đặng thành lập Hợp tác xã tín dụng Thành Công và giữ chức vụ Chủ nhiệm. Cơ sở kinh doanh cồn từ ngày khởi nghiệp, ông Thành tin tưởng giao lại cho vợ nắm giữ.

Nhờ nắm bắt cơ hội nhanh và táo bạo, hợp tác xã tín dụng tiếp tục tạo dựng được tên tuổi. Nhiều người tìm đến với Thành Công như một sự uy tín, một niềm tin để thực hiện các hoạt động cho vay và đi vay vốn. Chỉ vài tháng sau, Sacombank chính thức trở thành ngân hàng cổ phần với vốn điều lệ 3 tỉ đồng. Trong suốt quá trình tạo dựng cơ nghiệp, đến nay Sacombank đã có số vốn điều lệ lên đến hơn 10.000 tỉ đồng.

Nói như vậy để thấy rằng, Sacombank có thể xem là đứa con tinh thần của ông Đặng Văn Thành và khi ông bỏ đi đứa con đó, hẳn phải vì một nguyên nhân gì đó rất lớn. Nhưng cũng chính vì vậy, với sự nhạy cảm vốn có, sự ra đi của ông Thành đã kéo thị trường chứng khoán giảm mạnh. Một thống kê cho thấy, 24.438 tỉ đồng (tương đương 1,2 tỉ USD) đã “bốc hơi” khỏi thị trường chứng khoán. Và nếu mang so sánh sự kiện này với sự kiện “bầu” Kiên thì nó lớn hơn nhiều (trong phiên giao dịch sau khi thông tin “bầu” Kiên bị bắt, giá trị vốn hoá của thị trường chứng khoán giảm 19.100 tỉ đồng (tương đương 920 triệu USD).

Chờ lời giải

Ai thay cha con ông Đặng Văn Thành ở Sacombank?

Sau sự ra đi của ông Đặng Văn Thành, một loạt câu hỏi đã được đặt ra và đang từng bước có câu trả lời.

Đầu tiên phải kể đến những lình xình xoay quanh khoản nợ kếch xù được cho là nên tới cả ngàn tỉ đồng của gia đình ông Thành. Theo cách nói của nhiều người, gia đình ông Thành đã dùng số cổ phần mà mình nắm giữ tài Sacombank để mang thế chấp cho các khoản vay đó và khi không có khả năng thanh toán, số cổ phiếu này được xem là tài sản thế chấp. Thông tin này sau đó đã được chính đại diện Sacombank lên tiếng xác nhận. Bản chất của những lình xình này sau đó cũng được xác nhận là một giao dịch tài chính bình thường và chuyện dùng cổ phiếu để cấn trừ vào các khoản vay là đúng với thoả thuận ký giữa các bên.

Thông tin được ông Phạm Hữu Phú - người thay ông Thành ngồi vào ghế Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank đưa ra, giá trị các khoản vay của gia đình ông Đặng Văn Thành vào khoảng 4.000 tỉ đồng và sau khi tiến hành rà soát, có 1.600 tỉ đồng không hợp lệ trên khía cạnh tài sản đảm bảo. Và để giải quyết vấn đề này, gia đình ông Thành đã đề xuất dùng số cổ phần đang nắm giữ tại Sacombank làm tài sản thế chấp. Theo thỏa thuận này, Sacombank đồng ý sử dụng khoản sở hữu vốn trong ngân hàng tương đương 7,435% (79.842.647 cổ phiếu) của ông Đặng Văn Thành và ông Đặng Hồng Anh để cấn trừ vào các khoản cho vay, đầu tư trái phiếu và phải thu khác với tổng giá trị thỏa thuận là 1.596.853 triệu đồng.

Sau khi thông tin trên được phát đi, bí ẩn về quyết định từ nhiệm của ông Đặng Văn Thành đã phần nào được làm rõ. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là ai? đại gia nào?... đã bỏ ra số tiền lớn lên tới hàng ngàn tỉ đồng để mua lại số cổ phần này của gia đình ông Thành. Và liệu rằng đây có phải một cuộc thâu tóm ngân hàng hay không?...

Đáp án câu trả lời đang dần lộ diện khi mới đây, tại văn bản số 70/2013/CV-HĐQT của Sacombank gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh về tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm cho thấy, ngày 13/3/2013, Hội đồng Quản trị Sacombank từng có nghị quyết về việc bán 80 triệu cổ phiếu STB, tương đương 6,6% cổ phần Sacombank mà ông Thành và con trai là ông Đặng Hồng Anh nắm giữ cho ông Võ Trường Sơn và ông Nguyễn Tấn Anh. Tuy nhiên, sau đó giao dịch này đã không được thực hiện thành công do 2 bên không đạt được mức giá thoả thuận.

Được biết, ông Võ Trường Sơn và ông Nguyễn Tấn Anh đều đang làm việc tại Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai.

Cũng theo báo cáo trên, it lâu sau khi giao dịch trên thất bại, Sacombank đã bán thành công khoảng 65 triệu cổ phiếu. Người mua lượng cổ phiếu này hiện vẫn là bí ẩn bởi tỉ lệ nắm giữ cổ phần chưa quá 5% nên không phải công bố danh tính. Tuy nhiên, theo giá trị ước tính tại thời điểm giao dịch trên được thực hiện, với mức giá 20.000 đồng/CP, tổng giá trị của giao dịch này lên đến hàng ngàn tỉ đồng - một số tiền quá lớn trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay.

Qua đó để thấy rằng, đằng sau sự ra đi của gia đình họ Đặng tại Sacombank hiện vẫn đang còn rất nhiều bí ẩn và đây chắc chắn vẫn sẽ là đề tài “nóng” trong thời gian tới. Vấn đề ai đã bỏ ra cả ngàn tỉ đồng để mua số cổ phiếu trên của cha con ông Đặng Văn Thành? Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, giới đầu tư đang hướng câu hỏi về phía đại gia Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai, công ty đã có tới 2 thành viên có ý định mua lượng cổ phiếu Sacombank mà cha con ông Thành nắm giữ nhưng bất thành.

Thanh Ngọc