Biến dạng mặt vì làm đẹp
Bệnh nhân nữ, 29 tuổi, ngụ ở TP HCM đến một Spa tiêm chất làm đầy vào hai bên má để khuôn mặt trông đầy đặn hơn nhưng không biết chất được tiêm vào má mình là chất gì. Khoảng 3 tháng sau, má bị nhiễm trùng nặng, hoại tử, xuất hiện những vón cục hai bên gò má và rò mủ ra ngoài… nên đến Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương khám.
Bệnh nhân bị biến chứng khi tiêm chất làm đầy để nâng mũi |
TS. BS Phạm Trịnh Quốc Khanh, Trưởng Khoa Bỏng - Tạo hình thẩm mỹ Bênh viện Cấp cứu Trưng Vương cho biết, các bác sĩ nghi vấn bệnh nhân bị tiêm silicon lỏng, một chất đầy nguy hại đã bị cấm dùng trong phẫu thuật thẩm mỹ nhiều năm nay. Những tổn thương do sử dụng silicon lỏng thường không có cách nào phục hồi bởi chất này thường len lỏi, ăn sâu vào các mô xung quanh khiến không thể phẫu thuật để lấy ra hết mà chỉ lấy ra một phần đã vón cục nằm gần dưới da, số còn sót lại sẽ tiếp tục bị vón cục theo thời gian, khiến bệnh nhân bị biến chứng, gây viêm nhiễm, đau nhức, biến dạng vùng mặt.
Được biết, cơ sở Spa mà bệnh nhân đến tiêm chất làm đầy không có bác sĩ đứng tên, chỉ là cơ sở có chức năng chăm sóc da đơn thuần nhưng lại quảng cáo rầm rộ có thể thực hiện nhiều phẫu thuật thẫm mỹ theo tiêu chuẩn quốc tế.
TS. BS Phạm Trịnh Quốc Khanh khuyến cáo: Trước khi quyết định tiêm chất làm đầy vào mặt hay cơ thể, chị em nên hỏi rõ cơ sở cung cấp dịch vụ cho mình có được ngành y tế cấp phép hay không, bác sĩ thực hiện có được cấp chứng chỉ hành nghề hay không và phải biết rõ chất được tiêm vào cơ thể mình là chất gì, quốc gia nào sản xuất, đem lại hiệu quả ra sao và các biến chứng có thể xảy ra… để cân nhắc trước khi thực hiện. Đừng bao giờ để người khác đưa vào cơ thể mình những chất lạ mà chính bản thân cũng không biết là gì.
TS.BS Phạm Trịnh Quốc Khanh thông tin về trường hợp biến chứng khi tiêm chất làm đầy không rõ nguồn gốc |
Trường hợp khác cũng là một bệnh nhân nữ, 41 tuổi, ngụ ở TP HCM đến Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương khám vì mệt mỏi và đau nhức vùng mắt, mũi. Qua kiểm tra các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị nhiễm trùng do tiêm chất làm đầy để nâng mũi, gây hoại tử lan rộng ra vùng mắt, giữa chân mày khiến bệnh nhân đau nhức. Sau khi được điều trị kháng sinh, kháng viêm nặng thì tình trạng bệnh nhân được cải thiện.
Theo BS. Võ Kế Đạt, Khoa Bỏng - Tạo hình thẩm mỹ Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương, trên thị trường có nhiều loại chất làm đầy, sử dụng phổ biến trong làm đẹp như: làm căng nếp nhăn, tạo hình giúp mũi cao hơn, má đầy đặn, cằm nhọn hơn… Tuy đây là một thủ thuật đơn giản, tỉ lệ biến chứng thấp nhưng đòi hỏi được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa để hạn chế biến chứng, sai sót. Do đó, để đảm bảo an toàn, bệnh nhân nên chọn các cơ sở làm đẹp uy tín, được cấp phép đầy đủ.
Mai Phương
-
Máy lọc nước nóng lạnh Karofi: Nâng tầm tiện nghi cho gia đình Việt
-
Người trẻ đua nhau làm việc tự do vào ban đêm: Năng động hay hại sức khỏe?
-
Khám bệnh và tặng quà gia đình chính sách tại Quảng Bình
-
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu
-
Long Châu nỗ lực từng ngày để hoàn thiện, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ
- Tử vi ngày 21/11/2024: Tuổi Tỵ thành quả xứng đáng, tuổi Dần vị thế nổi bật
- Tử vi ngày 20/11/2024: Tuổi Mão cơ hội tiềm năng, tuổi Dậu ứng biến nhanh nhạy
- Tử vi ngày 18/11/2024: Tuổi Mùi đào hoa nở rộ, tuổi Thân vận may tìm đến
- [Chùm ảnh] Đà Lạt một sớm bình yên
- Tử vi ngày 17/11/2024: Tuổi Tuất xác định mục tiêu, tuổi Dậu sự nghiệp hanh thông
- Tử vi ngày 16/11/2024: Tuổi Tỵ cơ hội thăng tiến, tuổi Dần tinh thần lạc quan
- Tử vi ngày 15/11/2024: Tuổi Sửu sự nghiệp khởi sắc, tuổi Thân bước tiến tích cực
- Tử vi ngày 14/11/2024: Tuổi Mão quý nhân nâng đỡ, tuổi Ngọ tin vui bất ngờ