Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa đối thoại với ngư dân
Tạm giữ hình sự 2 đối tượng nổ súng tại Sầm Sơn |
Sập mỏ đá ở Thanh Hóa: Đã tìm được 8 nạn nhân |
Khởi tố vụ sập giàn giáo ở Thanh Hóa |
Liên quan đến vụ việc hàng trăm người dân thị xã Sầm Sơn tập trung trước cổng UBND tỉnh Thanh Hóa để yêu cầu người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị về việc triển khai dự án ven biển Sầm Sơn, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với bà con ngư dân neo đậu tàu thuyền trên bãi biển Sầm Sơn. Tham dự buổi đối thoại, có ông Trịnh Văn Chiến và Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh.
Người dân tham gia cuộc đối thoại là ngư dân neo đậu tàu thuyền trên bãi biển Sầm Sơn thuộc xã Quảng Cư và các phường Trung Sơn, Trường Sơn, Bắc Sơn bị ảnh hưởng bởi dự án quy hoạch “Không gian du lịch ven biển phía Đông đường Hồ Xuân Hương”.
Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến thăm hỏi bà con ngư dân trước buổi đối thoại. |
8h ngày 7/3, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến đã có mặt tại hội trưởng buổi đối thoại. Trước khi vào lên vị trí đối thoại, ông Chiến thăm hỏi, trò chuyện với các ngư dân phía dưới hội trường.
Đúng 8h30, buổi đối thoại bắt đầu. Mở đầu, ông Đỗ Trọng Hưng - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa cho biết, buổi đối thoại nhằm lắng nghe ý kiến bà con, chia sẻ và tìm cách giải quyết liên quan đến việc thực hiện dự án quy hoạch “không gian du lịch ven biển phía Đông đường Hồ Xuân Hương”.
Đề cập đến dự án quy hoạch “không gian du lịch ven biển phía Đông đường Hồ Xuân Hương”, dự án sử dụng đất biển, bến bãi biển bị người dân phản đối, ông Nguyễn Đức Quyền - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, để phát triển toàn diện thị xã Sầm Sơn, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã triển khai các dự án, như Đại lộ Nam Sông Mã; Đường giao thông từ ngã ba Voi (TP Thanh Hóa) đi Sầm Sơn; Nâng cấp đường Hồ Xuân Hương (thị xã Sầm Sơn và một số dự án khác, với tổng mức đầu tư khoảng 3.300 tỉ đồng.
Ngoài các dự án từ ngân sách Nhà nước đầu tư, UBND tỉnh Thanh Hóa còn kêu gọi các doanh nghiệp tham gia đầu tư các dự án phát triển Sầm Sơn, du lịch Sầm Sơn như Tập đoàn FLC, HUD4…
Trong đó, có dự án “Không gian du lịch ven biển phía Đông đường Hồ Xuân Hương”. Dự án này có 13 hạng mục công trình như công trình phục vụ cầu du khách tắm biển; khu giải trí, khu thể dục thể thao, khu điêu khắc, khu vườn hoa, khu quảng trường tâm linh… Dự án này có tổng mức đầu tư 316 tỉ đồng. UBND tỉnh có chủ trương xã hội hóa đầu tư và đã chọn được nhà đầu tư, dự kiến sẽ hoàn thành trước 30/3/2016.
Sau khi hoàn thành, nhà đầu tư quản lý trong phạm vi các ki-ốt phục vụ tắm biển; UBND thị xã Sầm Sơn quản lý các công trình công cộng; người dân Sầm Sơn tiếp tục đăng ký kinh doanh phục vụ hoạt động cho du lịch Sầm Sơn.
Số ngư dân bị ảnh hưởng bởi dự án này là 705 hộ dân, chủ yếu là các hộ dân có các bè mảng có công suất 8 CV, 9CV, 20CV. Ngày 1/3/2016, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành chính sách hỗ trợ các ngư dân với nhiều ưu đãi. Theo đó chủ trương hạn chế và tiến tới cấm khai thác với các thuyền công suất dưới 30CV khai thác đánh bắt gần bờ. Tại Thanh Hóa số tàu thuyền công suất nhỏ còn rất nhiều, tuy nhiên chưa có chính sách chuyển đổ.
Chính sách hỗ trợ có từ 2005 nhưng đến nay tỉnh chưa có chính sách hỗ trợ cụ thể, nếu dùng mệnh lệnh hành chính mà cấm dân là khó khăn. Chính phủ chưa có chính sách, tỉnh cũng chưa có chính sách nên mới có chủ trương hạn chế thuyền dưới 30CV đánh bắt gần bờ.
Theo ông Quyền, mới đây tỉnh đã có chính sách hỗ trợ. Đây là chính sách riêng ban hành riêng cho 3 phường và xã Quảng Cư chịu ảnh hưởng bởi dự án. Hỗ trợ tàu thuyền có công suất dưới 20CV. Tức là không đóng mới, phát triển và tiến tới không còn phương tiện công suất dưới 20CV khai thác ven bờ. 70 triệu đồng/bè. Và 50 triệu đồng/mủng.
Hỗ trợ hộ gia đình theo khẩu thực tế, hỗ trợ ổn định trong 6 tháng, tiền tương đương 30kg gạo tẻ/tháng. Hỗ trợ hộ gia đình có 12 triệu đồng/bè, 8 triệu đồng/mủng chi phí học nghề. Thưởng 10 triệu đồng/ thuyền bè nêu các hộ gia đình giải vãn trước 15/3
Như vậy tổng mức hỗ trợ có bè sau khi giải vãn thuyền bè là 82 triệu đồng, mủng là 62 triệu đồng.
Chính sách thứ hai là hỗ trợ đóng tàu mới từ trên 30CV đến dưới 400CV. Hỗ trợ đầu tư vay tín dụng. Tỉnh xác định tương đương 35% giá trị đóng mới tàu, từ trên 100 triệu đến 250 triệu đồng và lãi suất 7%/năm trong vòng 5 năm. Chính sách chung là 3% nhưng tỉnh Thanh Hóa hỗ trợ là 7%.
Tại buổi đối thoại, nhiều ngư dân đề nghị giữ lại 500 đến 1.000 mét chiều dài bãi biển để giữ nghề cá truyền thống. Ông Vũ Như Kính (xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn) đề nghị, chúng tôi không có ý kiến về việc Nhà nước đầu tư, phát triển du lịch Sầm Sơn. Tuy nhiên, nguyện vọng tha thiết của chúng tôi là được giữ lại làng nghề cá tại đây.
Thiên Minh
-
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Cần cụ thể hóa các chính sách cải cách giá điện
-
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua 15 luật và 13 dự án luật
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo