Bầu cử Mỹ 2020: 3 lý do ông Biden đảo ngược tình thế ở khu vực Trung Tây
Dưới đây là 3 lý do giải thích về chiến lược "đổi chiều" của ông Biden tại các bang vùng Trung Tây để có thể rộng đường vào Nhà Trắng trong cuộc đua kịch tính năm 2020.
Tổng thống Trump và ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden. Nguồn: Jeremy Enecio |
Lợi thế sân nhà và sự thay đổi của cử tri lao động da trắng
Không có một địa điểm nào nhận được nhiều sự chú ý về chính trị trong năm nay hơn Scranton, thuộc hạt Lackawanna, bang Pennsylvania. Đây là nơi ông Biden sinh ra và là một "thành trì" lâu đời của đảng Dân chủ. Cả Tổng thống Trump và ông Biden đều nhiều lần dừng chân tại hạt này và tiến hành các chiến dịch quảng cáo quy mô nhằm thu hút sự chú ý của cử tri.
Trong mọi chiến dịch từ chiến dịch tái đắc cử của ông Reagan năm 1984 cho tới chiến dịch của ông Obama năm 2012, đảng Dân chủ đều giành được hạt Lackawanna với cách biệt khá thoải mái. Khi Tổng thống Trump tiến hành các chiến dịch ở khu vực này, dù không giành chiến thắng nhưng ông đã thu hẹp cách biệt, từ khoảng cách 27 điểm năm 2012 xuống còn chỉ còn 3 điểm năm 2016.
Ông Trump đã bước vào chiến dịch tái tranh cử với sự tự tin rằng ông đã thể hiện tốt hơn ở hạt Lackawanna năm nay. Đội ngũ của ông đã đặt kỳ vọng sẽ gia tăng 5 điểm so với năm 2016, chính thức đảo chiều hạt này và giành thêm lá phiếu từ nhóm cử tri lao động da trắng của đảng Dân chủ.
Dù vậy, điều ngược lại đã xảy ra. Ông Biden giành được hạt Lackawana với cách biệt 8 điểm. Thay vì giành thêm 5 điểm so với năm 2016, Tổng thống đã mất đi 8 điểm.
Nhìn chung, kết quả này không mấy bất ngờ bởi lợi thế "sân nhà" của ông Biden. Tuy nhiên, điều xảy ra tại hạt Macomb lại không thể dùng lý lẽ này để lý giải.
Là một địa điểm có ý nghĩa biểu tượng quan trọng, khu vực ngoại ô Detroit với chủ yếu là những người công nhân sinh sống có ý nghĩa như một phép thử cho chiến lược mở rộng phiếu bầu của Tổng thống Trump trong năm 2020. Sau khi dự đoán sẽ mất đi sự ủng hộ của nhóm cử tri tốt nghiệp đại học tại những khu vực phát triển, đội ngũ của ông Trump quyết tâm mở rộng cách biệt bằng cách thu hút sự ủng hộ của cộng đồng những người trung lưu như ở hạt Macomb.
Trong 3 cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, Tổng thống Obama giành được Macomb với cách biệt gần 9 điểm năm 2008 và cách biệt 4 điểm năm 2012 trong khi Tổng thống Trump chiến thắng tại hạt này với cách biệt 12 điểm năm 2012. Đó là một lý do để các thành viên đảng Cộng hòa ở đông nam Michigan cảm thấy lạc quan rằng Tổng thống có thể giành thêm 3 - 4 điểm tại hạt này trong năm nay.
Tuy nhiên, một lần nữa, điều ngược lại đã xảy ra.
Tổng thống Trump giành chiến thắng ở hạt Macomb năm nay với cách biệt 8 điểm, giảm 4 điểm so với năm 2016. Đây có lẽ là kết quả gây bất ngờ nhất tại Michigan và cho thấy một thực tế rằng: Việc Tổng thống Trump dường như đã không thể hiện bằng hoặc tốt hơn so với năm 2016 tại một hạt thiên về ủng hộ ông là một phần cho thấy sự thất vọng của các cử tri lao động da trắng đối với ông trên toàn bang này.
Trump vuột mất sự ủng hộ của cử tri bảo thủ vùng ngoại ô
Khu vực ngoại ô Milwaukee là "thủ phủ" của nhóm cử tri có quan điểm bảo thủ nhất nước Mỹ. Mỗi hạt trong 3 hạt bao quanh thành phố này Waukesha, Ozaukee và Washington (WOW) đều bỏ phiếu cho ứng viên đảng Cộng hòa trong mọi cuộc bầu cử kể từ năm 1968 với cách biệt 2 chữ số. Dân cư ở các hạt này đều giàu có, trình độ giáo dục cao và 90% là người da trắng.
Năm 2016, Tổng thống Trump đã giành được chiến thắng ở các hạt "WOW" với cách biệt thoải mái. Chiến thắng ở Washington được quyết định với cách biệt 40 điểm trong khi cách biệt ở Waukesha và Ozaukee là 21 và 19 điểm. Kết quả ở hạt Ozaukee đặc biệt đáng chú ý bởi đây là cuộc đua sít sao nhất trong nhiều thế hệ. Dù vậy, chưa có ứng viên đảng Dân chủ nào phá vỡ tỷ lệ 40% số phiếu bầu tại đây trong nửa thế kỷ qua.
4 năm sau, ông Biden đã thu hẹp cách biệt tại cả 3 hạt. Năm 2020, ông Trump giành chiến thắng ở 3 hạt Washington, Waukesha và Ozaukee với cách biệt lần lượt là 38 điểm, 21 điểm và 12 điểm. Đặc biệt, ông Biden đã phá vỡ lịch sử trong nửa thế kỷ qua tại Ozaukee với tỷ lệ phiếu bầu là 43%.
Trên thực tế, tổng số phiếu bầu tại các hạt trên dường như không đáng là bao so với số phiếu của toàn bang và toàn nước Mỹ. Nhưng khi nhìn nhận rộng ra, chúng ta có thể thấy bức tranh toàn cảnh ở vùng ngoại ô Milwaukee và rộng hơn là bức tranh về quan điểm của những cử tri da trắng giàu có vùng ngoại ô Trung Tây cũng như sự khác biệt giữa Tổng thống Trump và "Tổng thống Biden". Theo kết quả bầu cử cuối cùng tại Wisconsin, ông Biden giành được bang này chỉ với cách biệt hơn 20.000 phiếu.
Thực tế ở vùng ngoại ô Milwaukee dường như cũng đã diễn ra ở Michigan
Hạt Livingston, bang Michigan từ lâu đã là một khu vực trung thành với đảng Cộng hòa tại bang này. Cách đây 4 năm, ông Trump giành được hạt thiên về quan điểm bảo thủ này với cách biệt 30 điểm. Đội ngũ của ông Trump cũng hy vọng sẽ duy trì thành quả này trong năm 2020.
Năm 2020, ông Trump vẫn giành được Livingston với cách biệt 22,5 điểm trước ông Biden. Đây cũng là một cách biệt lớn nhưng rõ ràng đã giảm đảng kể so với sự thể hiện của ông năm 2016.
Các khoảng cách biệt có vai trò quan trọng trong những cuộc đua sít sao. Câu chuyện của năm 2020 tại khu vực Trung Tây và những nơi khác đều cho thấy ông Biden đã thu hẹp được cách biệt của Tổng thống ở các khu vực ngoại ô có quan điểm bảo thủ, những nơi mà đội ngũ của ông Trump đều cho rằng họ đã an toàn.
Cử tri gốc Phi đi bỏ phiếu với số lượng lớn
Có một thực tế rõ ràng năm 2016 là: Bà Hillary Clinton đã thất bại trước ông Trump bởi cựu Ngoại trưởng Mỹ không thể huy động phiếu bầu từ các cử tri gốc Phi.
Điều này cũng đúng với cả tình hình tại các bang chiến địa, đặc biệt là tại 3 bang vùng Trung Tây có vai trò quyết định trên.
Đầu tiên là thành phố Milwaukee, hạt Milwaukee, nơi tập trung số cử tri gốc Phi lớn nhất ở Wisconsin. Năm 2012, Tổng thống Obama giành chiến thắng với khoảng 328.000 phiếu ở hạt Milwaukee. 4 năm sau, bà Hillary Clinton giành chiến thắng với chưa tới 289.000 phiếu. Ông Biden không cần giành được số lượng phiếu như ông Obama năm 2012 nhưng ở mức tối thiểu, phải giành được số phiếu trung bình giữa 2 số phiếu trên. Ứng viên đảng Dân chủ đã làm được điều đó với 317.000 phiếu.
Câu chuyện tương tự cũng diễn ra ở Detroit, hạt Wayne - một thành phố với hơn 80% cử tri gốc Phi. Năm 2012, ông Obama giành chiến thắng gần 586.000 phiếu ở hạt Wayne. 4 năm sau bà Hillary Clinton giành được chưa tới 520.000 phiếu. Một lần nữa, câu hỏi đặt ra tại Michigan, cũng như ở Wisconsin là liệu ông Biden có thể tiền gần đến con số ông Obama đạt được năm 2012 hay không. Trong khi còn khoảng 15% phiếu ở hạt Wayne vẫn đang được kiểm, ông Biden đã giành được 568.000 phiếu ở đây, vượt xa con số mà bà Hillary Clinton đạt được năm 2016.
Cuối cùng, tại Philadelphia, một thành phố với số đông cử tri gốc Phi, ông Obama giành được 557.000 phiếu năm 2012 và bà Hillary Clinton giành được 584.000 phiếu năm 2016. Điều đó cho thấy bà Hillary Clinton đã thuyết phục được số lượng lớn cử tri da trắng thương lưu đi bỏ phiếu cho mình. Đội ngũ của ông Biden hiểu ông cần giành được sự ủng hộ của cả tri gốc Phi và nhóm cử tri ủng hộ bà Hillary Clinton trên để đánh bại ông Trump năm 2020.
Mặc dù việc kiểm phiếu vẫn chưa hoàn tất nhưng ông Biden được dự đoán sẽ vượt số phiếu mà ông Obama và bà Hillary Clinton từng giành được với khoảng 600.000 phiếu.
Nếu chỉ sử dụng số liệu từ các thành phố và các hạt lớn nhất thì sẽ không thể thấy được bức tranh toàn cảnh về tỷ lệ bỏ phiếu của cử tri gốc Phi nhưng những xu hướng trên cũng diễn ra ở cả các khu vực nhỏ hơn đa số là cử tri gốc Phi. Tại Flint, hạt Genesee, Michigan, đảng Dân chủ đã giành được 129.000 phiếu năm 2012, và giảm xuống còn 103.000 phiếu năm 2016.
Năm nay, ông Biden giành được 120.000 phiếu tại hạt này. Để chiến thắng, ông Biden không cần vượt qua con số của ông Obama và sự ủng hộ từ các cử tri gốc Phi. Ông chỉ cần cải thiện đáng kể so với sự thể hiện của bà Hillary Clinton năm 2016.
Ứng viên đảng Dân chủ đã làm vậy và với điều này, ông giành chiến thắng tại các bang chiến địa quan trọng mà đối thủ của ông từng chiến thắng 4 năm trước.
Theo Kiều Anh
VOV
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Luật Điện lực (sửa đổi): Các khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy và bổ sung theo tinh thần NQ55 và KL76
-
Nhà nước là chủ sở hữu vốn nhưng không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp