Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Nhìn lại mùa giải 2015:

Bạo lực bùng phát trên sân cỏ: V-League hay Kungfu-League?

07:30 | 08/10/2015

940 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Bạo lực ở V-League 2015 như những bản rock "heavy metal" đập những âm thanh chát chúa vào tai khiến người nghe cảm thấy khó chịu tột cùng. Ngoài ra, cùng với những phát biểu không đầu, không cuối, nổ tung trời của các vị Chủ tịch CLB, của những người làm quản lý đã làm nên "thương hiệu" không thể lẫn đi đâu được của giải đấu này.  
bao luc bung phat tren san co v league hay kungfu league 'Những trò lố'... hay là VFF và VPF
bao luc bung phat tren san co v league hay kungfu league HAGL – Vệt sáng cuối 'trời đêm' V-League

 

bao luc bung phat tren san co v league hay kungfu league
Pha vào bóng của Quế Ngọc Hải đối với Anh Khoa là tình huống đại diện tiêu biểu cho nạn bạo lực sân cỏ tại V-League 2015

Điểm đen bạo lực đầu tiên của V-League 2015 là các trận đấu thuộc vòng 6, khi chỉ trong 7 trận đấu tại vòng này đã có một kỷ lục về thẻ phạt được rút ra. Tổng cộng đã có 41 thẻ được rút ra, trong đó có 36 thẻ vàng, 5 thẻ đỏ; trung bình một trận có 5,14 thẻ vàng và 0,7 thẻ đỏ.

Kết thúc lượt đi, số thẻ vàng trung bình trong một trận là 4,31 thẻ; số thẻ đỏ là 0,24 thẻ. Thế nhưng những con số ấy không phải là gam màu chủ đạo trong bức tranh bạo lực V-League, khi những điểm nhấn là các tình huống vào bóng bằng gầm giày, những cú song phi hai chân... Mà đỉnh điểm là cú vào bóng của trung vệ Quế Ngọc Hải (SLNA) với tiền vệ Trần Anh Khoa của SHB.Đà Nẵng tại vòng 25 V-League.

SLNA là đội bóng chơi có lối chơi rắn, thế nhưng thống kê thẻ phạt tại V-League 2015 của SLNA lại không quá nhiều; chỉ 48 thẻ vàng và 2 thẻ đỏ so với 66 thẻ vàng của đội nhận nhiều thẻ nhất – FLC Thanh Hóa. 

Bị khán giả mặc định góc nhìn là đội có lối chơi rắn, có phần bạo lực nên trong năm 2015, SLNA đã đá một cách chỉn chu hơn để cải thiện hình ảnh. Thế nhưng, mọi công sức ấy đã mất sau vòng 25. Những người giàu tính liên tưởng đã ví von, hình ảnh Anh Khoa đổ sụp xuống mặt cỏ sân Vinh cũng tượng trưng cho sự vỡ vụn về mặt hình ảnh của Quế Ngọc Hải, của SLNA trong năm 2015. Sau pha bóng ấy, Anh Khoa bị chấn thương nặng, phải phẫu thuật tại Singapre; Quế Ngọc Hải bị phạt 15 triệu, bị cấm thi đấu 6 tháng và phải chịu toàn bộ chi phí chữa trị cho Anh Khoa rơi vào khoảng 650 triệu đồng.

Khán giả chưa hết bàng hoàng với hình ảnh Anh Khoa nằm gục trên sân, với danh sách dài dằng dặc các chấn thương mà cầu thủ này gặp phải sau tình huống phạm lỗi của Quế Ngọc Hải; thì đã thực sự sock tiếp với chấn thương của Abass. Ở trận chung kết cúp Quốc gia, trong một tình huống tranh chấp, trung vệ Thanh Hào của HN T&T đã làm gãy chân Abass Dieng của B.Bình Dương. Thanh Hào đã khóc khi nhìn thấy xương phần cổ chân của Abass lòi ra khỏi tất.

Với những giọt nước mắt ấy, người ta tin Thanh Hào đã thực sự hối hận. Thế nhưng, chắc chắn những giọt nước mắt ấy, những sự đền bù, chăm lo... cũng không thể xóa đi được di chứng, cũng không thể thay đổi được sự mông lung về sự nghiệp của các cầu thủ bị chấn thương. Khi mà khả năng trở lại sân cỏ của Abass cũng như Anh Khoa còn bỏ ngỏ.

bao luc bung phat tren san co v league hay kungfu league
Khả năng trở lại sân cỏ của Anh Khoa hiện tại là 50-50

Dẫu vẫn biết rằng, chấn thương là một phấn tất yếu của bóng đá. Ở một khái cạnh nào đó, lối đá mạnh mẽ là một nét đẹp, là một gam màu khỏe khoắn trong bức tranh bóng đá. Thế nhưng, cái gì quá cũng chưa chắc đã tốt. Và ranh giới giữa lối đá mạnh mẽ và bạo lực sân cỏ đôi khi rất mong manh.

Thanh Hào, trung vệ chưa từng nhận thẻ đỏ, luôn được đánh giá là chơi nhẹ nhàng, dựa vào kỹ thuật và sự phán đoán. Quế Ngọc Hải, một trung vệ hàng đầu thời điểm hiện tại và sẽ còn phát triển, đang chiếm được cảm tình lớn của phần đông khán giả. Thế nhưng sau những tình huống gây chấn thương nặng cho đồng nghiệp, dường như sự nghiệp của Thanh Hào và Ngọc Hải sẽ luôn được nhớ tới với những hình ảnh xấu xí ấy. Dù cho chẳng vui vẻ gì, nhưng những gì gây ám ảnh, con người ta luôn nhớ nhất.

Chúng ta không thể nhìn hiện tượng mà kết luận bản chất, nhưng bạo lực trong lối chơi của một số đội trong mùa giải 2015 là có thật. Chẳng thế mà trước lối đá chặt, chém của các cầu thủ Hải Phòng trong trận đấu với SHB. Đà Nẵng tại vòng 6, HLV Lê Huỳnh Đức đã phát biểu: “Đúng ra ngay từ đầu, chúng tôi nên bảo giám sát là chúng tôi có thua được không, đá xấu thế này chúng tôi thua 0-3 để chúng tôi bảo toàn lực lượng cầu thủ còn hơn là dính chấn thương”!? Ngẫm mà xót xa...

Ở một nền bóng đá mà công tác tổ chức còn quá nhiều bất cập, đại hội tổng kết các vị chức sắc “cãi nhau như mổ bò”, công tác trọng tài chưa tốt... thì trên sân, cầu thủ thích đá kiểu gì thì đá cũng là điều tất yếu. “Thượng bất chính, hạ tất loạn”, đơn giản vậy thôi.

bao luc bung phat tren san co v league hay kungfu league HAGL đã biết sợ V-League, triệu hồi những cựu binh
bao luc bung phat tren san co v league hay kungfu league Công Phượng 'chạy trốn' V-League, sang Nhật chơi bóng
bao luc bung phat tren san co v league hay kungfu league Lee Nguyễn từ chối V-League để ở lại giải MLS
bao luc bung phat tren san co v league hay kungfu league "V-League nhàm chán, không trung thực"
bao luc bung phat tren san co v league hay kungfu league HAGL hậu V-League 2015, sẽ có thêm nhiều Tăng Tuấn?

            

Thanh Hiếu