Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Báo động trẻ em béo phì

06:07 | 24/03/2014

2,658 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Theo số liệu thống kê gần đây nhất của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hiện có hơn 7 triệu người Việt Nam béo phì, tăng gấp 9 lần so với 10 năm trước. Trong đó, chiếm tỷ lệ cao nhất là trẻ em, đặc biệt là trẻ em ở thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… Điều này cho thấy chất lượng dân số đang có vấn đề về năng lượng sống và sức khỏe.

Béo không khỏe

Chị Vũ Minh Thu ở Hàng Nón, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội có con trai năm nay 11 tuổi nhưng đã nặng gần 58kg, trong khi chỉ cao 1,4m. Với các chỉ số ấy cho thấy con chị Thu mắc bệnh béo phì, mặc dù chưa đối chiếu với chuẩn của Viện Dinh dưỡng Quốc gia về sự phát triển của trẻ. Do chiều cao và cân nặng của con chị mất cân đối đến nỗi cơ thể như hình vuông, thịt, mỡ dày ở phần bụng, hông, đùi, bắp tay… Đi lại ì ạch, khó nhọc. Nếu bảo cháu chạy hoặc cúi gập bụng xuống là không thể nào làm được. Chưa kể đến, mỗi lần di chuyển là lớp da phía trong hai đùi của cháu đỏ rát vì thịt cọ xát vào nhau.

Ấy thế mà với chị Thu: “Như thế này không làm sao, chưa thể gọi là béo phì. Béo phì phải như vận động viên “Su-mô” của Nhật Bản. Mà béo cũng tốt, càng khỏe!”. Thế là chị càng động viên cháu ăn nhiều, mỗi bữa 3 bát cơm đầy tú hụ với đủ loại thức ăn bổ dưỡng. Thức ăn đó, chủ yếu lại là thịt mỡ (vì con chị thích ăn). Còn sáng ra hoặc buổi chiều khi đi học về, chị Thu lại cho con ăn nếu không bát phở kèm 2 trứng gà “chần” kỹ thì là một suất gà rán KFC ăn cùng bánh mì và một hộp sữa… Đã vậy, mỗi lần ăn xong, con chị lại nằm dài ra, chẳng chịu vận động, ngoài đôi tay chơi điện tử. Có người khuyên: “Nên cho con tập thể dục nếu nó ăn nhiều. Đừng để cháu kém vận động như vậy không tốt”. Nhưng chị bỏ ngoài tai vì vẫn quan niệm “béo mới khỏe”.

Trẻ béo phì tại một trường học

Như chị Thu, chị Phạm Thanh Hoài ở đường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội cũng có con bị béo phì, chỉ khác là con chị Hoài là con gái. Điều này càng đáng buồn hơn bởi bao nhiêu nét xinh nét đẹp của con gái chị đều bị “phá” do lớp thịt dày ở mặt, vai, bắp tay… Ví như đôi mắt, ngày trước khi chưa bị béo phì, dù một mí nhưng lại rất hài hòa với khuôn mặt, mũi, miệng… Nhiều người phải tấm tắc khen, con chị xinh như trẻ Hàn Quốc. Thế nhưng từ ngày “bụ bẫm” thái quá, đi lại như… thùng phi lăn, mắt con chị trở nên híp tịt, có cảm giác chỉ mảnh như hai sợi chỉ, càng làm cho khuôn mặt trở nên chỉ thấy… thịt và thịt. Mỗi lần cười thịt ở hai má còn chảy xuống. Hay bụng phệ rất giống… Phật Di Lặc. Cho nên tên của con chị được đám bạn gắn cho biệt hiệu “Di Lặc” phía sau. Từ ngày mặt con bị “phá nét” như vậy vì… thịt thì chị Hoài cũng nhận ra và lập tức mang con đến Viện Dinh dưỡng để khám. Ở đây, các bác sĩ kết luận con chị bị béo phì độ IV, là độ nặng nhất trong bảng phân độ béo phì. Nhưng quan trọng hơn là bác sĩ cho biết: “Con chị bị mỡ máu do thừa cân”.

Chị Hoài kể, trước đây con chị khác hẳn bây giờ, như “dẻ vắt vai”. Cũng vì thế mà chị đặt ra “chế độ” cho con: chỉ ăn và chơi. Mà chơi ở đây là ngồi xem phim hoạt hình hoặc chơi điện tử trên máy tính, không có vận động, thậm chí tất cả những gì thuộc về cá nhân, đều có người khác làm cho. Còn ăn thì đủ loại và ăn nhiều bữa. Ngoài ra, chị còn bồi bổ nhiều loại thuốc bổ từ của Tây đến của ta cho con. Chị Hoài tâm sự: “Bồi bổ như vậy được một thời gian thì cháu tăng cân. Mới đầu tăng đều đều. Tôi nghĩ hiệu quả nên ra sức bồi dưỡng tiếp. Nhưng càng về sau, cháu tăng cân càng nhanh đến độ khi nhận ra, tôi đã thấy cháu… béo phì”.

“Bệnh dịch” không riêng nước nào

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân, làm ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung. Nói cách khác có thể là: béo phì là tình trạng sức khỏe có vấn đề mà nguyên nhân bắt đầu từ dinh dưỡng. Hiện trên thế giới có 1,5 tỉ người béo phì - báo động nghiêm trọng về một bệnh dịch mới trên toàn cầu như WHO khẳng định. Trong đó, chiếm tỷ lệ cao nhất là những quốc gia phát triển như Mỹ với 60 triệu người, Canada  với 1/3 dân số bị béo phì, Anh với tỷ lệ béo phì tăng gấp 3 lần chỉ trong vòng 2 thập niên qua… Các quốc gia đang phát triển cũng nằm trong danh sách tỷ lệ người mắc bệnh béo phì cao như Trung Quốc có gần 70 triệu người béo phì, tăng gần 100% trong 10 năm qua. Hội nghị của các nhà kinh tế nông nghiệp đã cho biết: số người béo phì đã cao hơn số người đói ăn trên toàn thế giới khoảng hơn 200 triệu người. GS B.Popkin thuộc Đại học Nam Carolina, Mỹ đã cảnh báo: “Tỷ lệ béo phì trên thế giới đã tăng với tốc độ báo động, kéo theo tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, mỡ máu… tăng lên”.

Tại Việt Nam, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng đã báo động tình trạng này thông qua một cuộc điều tra cách đây khoảng 7 năm trên quy mô toàn quốc gồm 7.600 hộ gia đình với hơn 14 nghìn người độ tuổi 25-64 tuổi. Kết quả cho thấy gần 17% người bị béo phì. Ngoài ra, cuộc khảo sát tại các thành phố lớn cho thấy ở tuổi 30, khoảng 10% nam giới béo phì; Ở nữ giới thì còn lớn hơn khi cứ 10 người thì 1 người béo phì. Bước sang tuổi 40 thì tỷ lệ này ở nữ giới là 1/6. Và ở thành thị, người béo phì bao giờ cũng cao hơn nông thôn. Tuy nhiên, điều đáng nói là trong số người béo phì, trẻ em chiếm tỷ lệ cao nhất.

Theo một nghiên cứu của Trung tâm Dinh dưỡng, Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh và Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch thực hiện trên 400 trẻ mầm non ở hai trường nội thành và ngoại thành TP Hồ Chí Minh năm 2010, có 47% trẻ em mầm non bị bệnh thừa cân, béo phì, tức là tăng 11 lần so với năm 2002. Còn Viện Dinh dưỡng khảo sát trên 2.400 học sinh từ 4-9 tuổi tại hai trường ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội vào tháng 11-2012 cho thấy có 40% học sinh bị béo phì đồng thời có em bị rối loạn lipid máu. Tỷ lệ này chung cho cả nước là 5,6%, trong đó thành thị chiếm 6%, nông thôn là 4%.
Phải vận động

Theo TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nguyên nhân để dẫn đến bệnh béo phì chính là do chế độ ăn uống dư thừa năng lượng, nhiều chất béo, bột, đường, đạm và ít vận động. Đơn cử như thịt, nếu mức tiêu thụ trong những năm 80 chỉ là 11g/người/ngày thì hiện nay lên tới 84g/người/ngày. Trong khi đó rau xanh lại ăn rất ít, chỉ 200g trong khi nhu cầu của người trưởng thành ít nhất phải 300g. Người ta đã tính: chẳng hạn một chiếc bánh chuối rán cung cấp ít nhất 150-200kcal năng lượng. Nếu ăn nó, phải đi bộ từ 1-1,5 giờ mới tiêu thụ hết lượng kcal này. Tuy nhiên, rất nhiều người hiện ăn với năng lượng hơn mức ấy nhưng không vận động dẫn đến béo phì. Cùng với đó, lối sống tĩnh tại - ngồi nhiều, ít thời gian vận động, luyện tập thể thao, lại di chuyển bằng phương tiện cơ giới… cũng góp phần làm tăng nguy cơ béo phì, đặc biệt ở trẻ em. Các chuyên gia đã thống kê trẻ em “nghiện” iPad, trò chơi điện tử ít nhất 3 tiếng/ngày có tỷ lệ béo phì cao gấp 3 lần trẻ chơi dưới 3 tiếng/ngày.

Đối với những người mắc bệnh bép phì, không kể lứa tuổi thường bị mỡ máu - nền tảng của các loại bệnh trọng như xơ vữa động mạch, tim, huyết áp cao, tiểu đường… Nên để không béo phì và mắc những bệnh hệ lụy, TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Trung tâm Tư vấn phục hồi dinh dưỡng và kiểm soát béo phì cho biết: “Phải phối hợp nhiều loại thực phẩm phù hợp với lứa tuổi. Hạn chế trẻ ăn vặt và các đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều mỡ; chất bột; phải cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, không nên uống các nước ngọt có gas. Ăn đúng giờ, theo bữa, không ăn trước khi đi ngủ…”. Đồng thời đặc biệt rèn luyện trẻ tập thể dục, vận động khoảng 3-4 tiếng/ngày.

 

Xuân Bách