Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Bàn về mô hình phát triển kinh tế Việt Nam cho tương lai (P2)

14:00 | 12/10/2021

Theo dõi PetroTimes trên
|
Mô hình phát triển Đông Á, hay còn gọi là mô hình chủ nghĩa tư bản được nhà nước bảo hộ, là hệ thống những chính sách, chủ trương kinh tế được nhà nước đầu tư, giúp đỡ để phát triển một vài lĩnh vực nhất định, đặc biệt là trong ngành công nghiệp ở khu vực kinh tế tư nhân, để kích thích sự tăng trưởng kinh tế.
Bàn về mô hình phát triển kinh tế Việt Nam cho tương lai (P2)

3. Mô hình Đông Á đang bộc lộ sự lỗi thời

Đây là mô hình được áp dung rất thành công ở những nước Đông Á như Nhật Bản và bốn con rồng châu Á (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Hong Kong). Ngày nay, với những thành tựu trong phát triển kinh tế sau 40 năm đổi mới và cải cách, Trung Quốc cũng được coi là quốc gia thành công trong việc áp dụng mô hình Đông Á.

Về bản chất, thành công của mô hình Đông Á là sự kết hợp hoàn hảo giữa nền kinh tế thị trường tự do với sự ủng hộ mạnh mẽ của nhà nước. Các chính phủ nhận thấy một vài hạn chế của thị trường trong mô hình phát triển tự do phương Tây, nên đã triệt để áp dụng các biện pháp can thiệp để thúc đẩy kinh tế.

Đặc điểm của mô hình Đông Á là sự kiểm soát tài chính của Nhà nước và sự hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp tư nhân trong một số ngành trọng điểm, lấy xuất khẩu làm động lực đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước, kết hợp với tỷ lệ tiết kiệm cao của người dân.

Thành tựu tự hào nhất là sau hàng chục năm áp dụng, nhiều quốc gia vươn lên trở thành cường quốc kinh tế, trở thành nước Công nghiệp mới, bước vào hàng ngũ những nước phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore…. Hàng trăm triệu người ở nước kém phát triển, đang phát triển đã thoát khỏi khó khăn nghèo đói, đời sống người dân nâng lên, an sinh xã hội đảm bảo…. Nền kinh tế Trung Quốc vươn lên trở thành siêu cường kinh tế thứ hai thế giới, vài quốc gia ở Đông Nam Á như Malaixia, Thái Lan đang dần đến ngưỡng cửa thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình…

3.1. Ba giai đoạn phát triển của mô hình Đông Á

Giai đoạn đầu tiên của mô hình phát triển Đông Á là nhiều quốc gia tiến hành cải cách ruộng đất, kết hợp áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cải tiến năng suất lao động. Mục tiêu trước mắt là thúc đẩy sản xuất, giải quyết tình trạng thiếu việc làm, đặc biệt ở khu vực nông nghiệp. Tiếp đến là giải quyết vấn đề an ninh lương thực, thưc hiện chiến lược xóa đói giảm nghèo cho người dân, thúc đẩy sư phát triển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp hóa chất phục cho sự phát triển của ngành nông nghiệp.

Thành tựu kinh tế từ khu vực nông thôn sẽ được sử dụng để tái tài trợ cho các hoạt động sản xuất các mặt hàng đơn giản, giá rẻ, sử dụng nhiều lao động, tiến tới xây dựng được chỗ đứng nhất định trong chuỗi cung ứng toàn cầu, tạo điều kiện thuận lợi để đất nước phát triển cơ sở hạ tầng và nền tài chính hiện đại.

Giai đoạn 2 bắt đầu khi nền kinh tế phát triển đến một trình độ nhất định, thu nhập của người lao động nâng cao, chi phí sản xuất tăng lên, vai trò của Chính phủ sẽ thay đổi, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp trong nước nâng cao chất lượng sản phẩm, tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi cũng ứng toàn cầu, bằng cách tạo cơ chế cho phép doanh nghiệp trong nước tiếp cận các công nghệ, sản phẩm trí tuệ từ những nước phát triển.

Trong giai đoạn này, nền kinh tế đã tham gia sâu hơn vào đời sống kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp non trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các công ty đa quốc gia từ nước phát triển trong việc giành giật, chiếm lĩnh thị trường. Bên cạnh đó, ngành tài chính, ngân hàng cũng gặp rất nhiều khó khăn khi mở cửa và bãi bỏ nhiều quy định trong việc kiểm soát các dòng vốn ngắn hạn ra và vào nền kinh tế.

Giai đoạn ba của quá trình phát triển Đông Á là chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế đất nước từ ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến có giá trị thấp thành nước đóng góp cao hơn về công nghệ, giá trị sản phẩm trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Nền kinh tế đất nước sẽ hướng đến phát triển mạnh vào các ngành dịch vụ, như du lịch, ngân hàng, bảo hiểm…

3.2. Sự lỗi thời của mô hình Đông Á

Đầu năm 1993, Ngân hàng thế giới đã công bố một bản báo cáo đánh giá toàn diện về phép màu Đông Á, theo đơn đặt hàng của chính phủ Nhật Bản. Bản đánh giá nghiên cứu về sự phát triển kinh tế của Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong, Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Trung Quốc.

Bên cạnh việc đánh giá cao vai trò của thị trường trong việc phân bổ nguồn vốn vào nền kinh tế, bản đánh giá có một phần quan trọng nhận định về các cơ sở, nguyên nhân thúc đẩy phép màu Đông Á, đặc biệt là vai trò của Nhà nước trong việc hỗ trợ chính sách phát triển công nghiệp.

Bản đánh giá đã gây ra một sự căng thẳng giữa những nhà kinh tế và phía nhà tài trợ Nhật Bản, cuối cùng đã đưa ra kết luận: Các điều kiện phát triển để thành công ở châu Á chỉ mang tính đặc thù đến mức khó có thể thành công ở những quốc gia, khu vực khác với điều kiện kinh tế, chính trị khác biệt.

Hiện nay, mô hình Đông Á đang đi đến cuối quá trình phát triển, động lực chính thúc đẩy sự thành công của mô hình Đông Á đã không còn. Tốc độ tăng trưởng dân số, tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang chậm lại ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng thương mại. Các quốc gia vốn lấy xuất khẩu là động lực tăng trưởng kinh tế sẽ không còn gặt hái được nhiều thành công.

Xuất khẩu hàng hóa theo tỷ lệ phần trăm GDP toàn cầu đạt đỉnh 27% vào năm 2008, tăng từ 15% vào năm 1990. Con số đó đã giảm xuống còn 22% vào năm 2018. Trung Quốc được coi là công xưởng của thế giới, áp dụng rất thành công của mô hình Đông Á nhưng đã giảm tỷ lệ xuất khẩu trong GDP, từ mức 35% vào năm 2008 đã xuống mức 18% vào năm 2019.

Điều đó cho thấy “miếng bánh” của thương mại thế giới ngày càng nhỏ lại, trong khi rất nhiều quốc gia tiếp tục chọn xuất khẩu làm động lực tăng trưởng kinh tế, hậu quả là các quốc gia sẽ cạnh tranh nhiều hơn, phần nhận được sẽ dần ít.

Nguyên nhân là tốc độ tăng trưởng của Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu trong thập niên gần đây ở mức thấp, cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đã thay đổi văn hóa tiêu dùng, người dân có xu hướng chi tiêu ít đi, tiết kiệm cao hơn. Các hộ gia đình của Mỹ và châu Âu bắt đầu hạn chế việc vay tiền để chi tiêu cho các sản phẩm đến từ châu Á. Lãi suất của Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed) và ngân hàng Trung ương châu Âu đều giảm mạnh đã thúc đẩy đầu tư quá mức, vượt quá khả năng tiêu thụ của người dân.

Không những vậy, Trung Quốc với tư cách là nước nhập khẩu hàng hóa thứ 2 thế giới đang thay đổi mô hình phát triển kinh tế. Trước sức ép đến từ Hoa Kỳ, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đề ra phương hướng cải cách nền kinh tế theo mô thức “tuần hoàn kép”, tức là bên cạnh việc tiếp tục xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thế giới, Trung Quốc sẽ tập trung vào thị trường trong nước, nâng cao mức tiêu thụ nội địa và bảo hộ hơn nữa hàng hóa trong nước. Điều này sẽ tạo ra khó khăn rất lớn cho các nước muốn tiếp cận vào thị trường hơn 1,4 tỷ dân.

Với Hoa Kỳ, từ khi Tổng thống Trump lên nhậm chức, với quan điểm “ Hoa Kỳ trên hết”, đã cố gắng viết lại luật chơi thương mại toàn cầu. Xu thế toàn cầu hóa sẽ không còn phát huy tác dụng, thay vào đó là xu hướng “khu vực hóa”, với việc khép kín chuỗi cung ứng sản phẩm trong từng khu vực. Không những vậy, Hoa Kỳ có xu hướng ràng buộc các quan hệ thương mại với các lợi ích về chính trị, an ninh, lợi ích quốc gia trong bàn cờ chính trị toàn cầu. Điều này đặt ra thách thức rất lớn cho các quốc gia muốn tiếp cận, ký kết các thỏa thuận thương mại tự do, xâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ.

Điều đó đồng nghĩa với việc phá giá, hạ thấp giá trị đồng nội tệ sẽ không còn là phương thuốc hữu ích để kích thích xuất khẩu. Nó chỉ có giá trị trong ngắn hạn, còn dài hạn, việc hạ thấp giá trị đồng tiền sẽ kích thích sự thoái chạy đồng vốn tư bản ra ngoài, không những vậy sẽ làm cho các hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên đắt đỏ hơn, tạo ra khó khăn cho người dân.

Vì vậy, các nước Châu Á muốn thịnh vượng, phát triển hơn trong thời gian tiếp theo thì cần phải thay đổi mô hình kinh tế, chuyển từ vị thế là người sản xuất để trở thành người tiêu thụ cuối cùng. Các nước Châu Á cần xây dựng một thị trường riêng, thay vì trông chờ và phụ thuộc vào thị trường của những nước phát triển. Tầm nhìn về một mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào tiêu thụ nội địa, sức sáng tạo và năng động của hệ thống doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng bền vững, ổn định ở các quốc gia trong khu vực Châu Á, thay thế mô hình Đông Á vốn đã và đang bộc lộ nhiều điểm không phù hợp với xu hướng kinh tế, chính trị thế giới.

4. Sự lỗi thời của mô hình phát triển kinh tế Việt Nam

Đại dịch Covid 19 đã làm thay đổi hoàn toàn đời sống kinh tế, chính trị toàn cầu. Hậu quả lớn nhất là tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm sút, các chuỗi cung ứng sản phẩm bị đứt gãy, chi phí vận chuyển tăng cao.

Theo quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo, tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2021 ở mức 6%, cao hơn con số do Ngân hàng Thế giới (WB) là 5,6%. Tuy nhiên, với việc tăng trưởng kinh tế giảm 6,17% trong quý III 2021, dự báo về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã bị kéo giảm xuống còn 3,8% (theo số liệu của Ngân hàng phát triển Châu Á – ADB).

Bàn về mô hình phát triển kinh tế Việt Nam cho tương lai (P2)

Điều đó cho thấy, với một nền kinh tế “mở” như Việt Nam, bất kỳ một ảnh hưởng xấu nào từ thế giới sẽ có tác động dội ngược, trực tiếp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, ảnh hưởng đến các kế hoạch tầm nhìn 10 năm, 20 năm.

Về chính trị, đại dịch Covid 19 được coi là tiếng chuông báo hiệu sự kết thúc của phong trào toàn cầu hóa, thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc lên cao với tư tưởng đề cao lợi ích dân tộc lên trên lợi ích quốc tế, hậu quả nhãn tiền là có thể gây ra bất ổn chính trị, xung đột vũ trang ở nhiều khu vực nóng trên thế giới.

Khi so sánh nền kinh tế Việt Nam với thế giới, chúng ta nên nhìn từ hai khía cạnh. Một là trong năm 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt mức 2,9%, thấp nhất trong thập niên 2011 – 2020. Tuy nhiên, nếu nhìn trên bình diện thế giới, con số 2,9% là con số đáng tự hào, Việt Nam nằm trong số ít những quốc gia có chiến thắng kép, vừa đẩy lùi đại dịch Covid 19, vừa giữ được mức tăng trưởng kinh tế dương.

Ở khía cạnh thứ hai, thế giới bước vào năm 2021 với những tiến bộ về phát triển vaccine, tốc độ tiêm chủng ở nhiều quốc gia, tốc độ tăng trưởng toàn cầu đã có dấu hiệu tích cực, thì tăng trưởng kinh tế Việt Nam lại đang trong tình trạng “hụt hơi”.

Kinh tế Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển, mục tiêu đưa đất nước đến năm 2030 trở thành nước có thu nhập trung bình cao là điều có thể đạt được. Tuy nhiên, nhìn một cách lâu dài về tầm nhìn, vị thế, sức mạnh dân tộc, Việt Nam cần phải thay đổi rất nhiều, để hoàn thành mục tiêu đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập bình quân đầu người ở mức cao.

Về bản chất, mô hình kinh tế Việt Nam gặp lỗi thời ở hai nguyên nhân: một là bản thân mô hình phát triển kinh tế Việt Nam áp dụng theo mô hình Đông Á đã và đang đi hết con đường phát triển, hai là tình hình kinh tế, chính trị toàn cầu đang bộc lộ rất nhiều thách thức, tạo ra ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế Việt Nam.

4.1.Về bản thân mô hình kinh tế Việt Nam

Về bản chất, mô hình kinh tế Việt Nam theo đuổi lấy xuất khẩu và vốn đầu tư từ nước ngoài (FDI) làm động lực tăng trưởng kinh tế. Năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt mức trên 200% GDP. Đây là một con số đáng tự hào nhưng cũng đáng để lưu tâm, khi bất kỳ một tác động xấu của kinh tế, chính trị toàn cầu dội ngược sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Năm 2020, Việt Nam xuất siêu 19,1 tỷ USD, nhưng chỉ trong 7 tháng đầu năm 2021, Việt Nam nhập siêu lên đến 2,7 tỷ USD. Vấn đề nằm ở chỗ một nền kinh tế “mở” như Việt Nam đang chịu rất nhiều sức ép và áp lực đến từ sức khoẻ của thị trường quốc tế.

Không chỉ vậy, nền kinh tế Việt Nam đang trong tình trạng lệ thuộc vào một vài doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trường hợp đầu tiên là Samsung, có tổng vốn đầu tư vào Việt Nam được công bố là 17,3 tỷ USD, mang lại doanh số xuất khẩu là 59 tỷ USD (2019), tương đương 22% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nhưng chỉ cần Samsung gặp khó khăn trong sản xuất, lỗi sản phẩm như trường hợp Note 7 vào năm 2017 thì nền kinh tế Việt Nam sẽ bị tác động.

Thứ hai, thành tựu về thu hút vốn FDI vào Việt Nam không đạt được nhiều kỳ vọng mong muốn trong việc lan tỏa, tạo sự liên kết, nâng đỡ các doanh nghiệp trong nước, để tạo thành chuỗi cung ứng hàng hóa cho các doanh nghiệp FDI.

Cái được trong việc thu hút FDI là quá rõ ràng, nhưng cái mất thì ít được chú ý. Việt Nam dành rất nhiều ưu đãi về thuế, chính sách khi thu hút các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, sẽ gây ra sự mất cân đối đến sự phát triển các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân – đây mới là sức mạnh nền tảng, bền vững của kinh tế Việt Nam.

Thứ ba, khu vực FDI có nhiều đóng góp giúp Việt Nam tăng trưởng kinh tế, giảm tỉ lệ nhập siêu nhưng giá trị Việt Nam nhận được trong chuỗi cung ứng toàn cầu lại không cao. Nguyên nhân nằm ở các doanh nghiệp Việt Nam thường chỉ nhận nhiệm vụ gia công, lắp rắp… trong khi giá trị cao nhất của sản phẩm là công nghệ, bản quyền thì Việt Nam chưa có được.

Thứ tư là chất lượng nhân lực của Việt Nam thấp, tác động trực tiếp lên hai yếu tố: sự phát triển của hệ thống doanh nghiệp tư nhân trong chuỗi cung ứng toàn cầu và giá trị người lao động nhận được, tương ứng với mức thu nhập và chi tiêu của người dân.

Đây là bài toán rất khó cho Việt Nam khi xây dựng mô hình phát triển mới, thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, người lao động Việt Nam có ưu điểm là cần cù, thông minh, chịu khó….nhưng đức tính cần thiết, quan trọng nhất trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là “sáng tạo” thì lao động Việt Nam lại không có được.

Thứ năm, sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam so với thế giới và khu vực còn yếu. Sau hơn 30 năm đổi mới, thành công lớn nhất là đưa Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa, nhiều thành phấn kinh tế, hoạt động theo cơ chế thị trường.

Khu vực kinh tế tư nhân là khu vực được xác định là tương lai kinh tế đất nước, phát huy tối đa sự năng động của doanh nghiệp, sáng tạo của người lao động để cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới, và là động lực để kinh tế Việt Nam tăng trưởng bền vững…. nhưng không nhận được nhiều ưu đãi bằng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực doanh nghiệp nhà nước.

Thứ sáu, công tác điều hành quản lý của nhà nước ở hai khía cạnh, điều hành nền kinh tế và quản trị các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn nhiều bất cập. Hệ thống doanh nghiệp nhà nước với trọng tâm là các tổng công ty và tập đoàn đang gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động, thất bại trong việc hoàn thành mục tiêu trở thành “nắm đấm thép” của nền kinh tế, thúc đẩy, lôi kéo các doanh nghiệp vừa và nhỏ của đất nước đi lên. Nguyên nhân là trong công tác điều hành, Việt Nam áp dụng quá nhiều mệnh lệnh hành chính áp dụng vào hoạt động của doanh nghiệp.

Trên bình diện quốc gia, mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lấy xuất khẩu là động lực tăng trưởng kinh tế, nhưng thị trường xuất khẩu lớn là Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường tự do, và viễn cảnh tương lai, nguy cơ mâu thuẫn, tranh chấp thương mại với Hoa Kỳ là điều có thể xảy ra.

Thứ bảy, sự bất bình đẳng, khoảng cách giàu nghèo đang được nới rộng bởi mặt trái của nền kinh tế thị trường. Hậu quả là những thành tựu về phát triển kinh tế không được chia đều cho mọi tầng lớp nhân dân, mọi khu vực của đất nước, ít nhiều gây ra bất ổn chính trị.

Về kinh tế, sự mất cân đối về thu nhập sẽ ảnh hưởng đến mức tiêu thụ nội địa. Một nền kinh tế bền vững là nền kinh tế đạt được sự cân đối hài hòa về thu nhập, nâng cao mức sống, mức chi tiêu, tạo ra thị trường riêng và mạnh cho các doanh nghiệp trong nước.

Thứ tám, Việt Nam sắp bước qua giai đoạn dân số vàng, hậu quả nhãn tiền là tình trạng “chưa giàu đã già” của dân số Việt Nam, trực tiếp gây ra các áp lực về vấn đề an sinh xã hội, hệ thống chăm sóc sức khỏe, quan hệ gia đình… cho nền kinh tế trong tương lai.

4.2. Yếu tố thế giới dội ngược

Như phân tích ở Phần 1, một trật tự thế giới đã và đang dần rõ nét, thay thế cho trật tự đơn cực được hình thành từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Đặc điểm nổi bật cho trật tự thế giới mới là nó phủ nhận các thiết chế, luật lệ được hình thành từ sau Thế chiến 2 với tư cách đảm bảo, duy trì hòa bình an ninh thế giới.

Về thương mại, mô hình toàn cầu hóa đã đi hết chặng đường của lịch sử. Bắt nguồn từ Tổng thống Trump lên nhậm chức với quan điểm “Hoa Kỳ trên hết”, đã rút ra khỏi nhiều tổ chức đa phương và vẽ lại luật chơi thương mại toàn cầu.

Trung Quốc với tư cách là siêu cường thứ hai thế giới, mong muốn thay Hoa Kỳ dẫn dắt xu thế tự do thương mại toàn cầu. Trong Diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos (Thụy Sỹ) vào năm 2017, Chủ tịch Tập Cận Bình đã thay Hoa Kỳ giương cao ngọn cờ chống bảo hộ thương mại, bảo vệ toàn cầu hóa, ủng hộ các sáng kiến thương mại.

Tuy nhiên, hậu quả từ đại dịch Covid 19, từ chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ, Chủ tịch Tập Cận Bình đã chuyển sang mô hình kinh tế “tuần hoàn kép” với hai yêu cầu chính là tiếp tục thực hiện chiến lược là công xưởng thế giới, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời hướng sức mạnh nền kinh tế vào thị trường trong nước, triệt để sử dụng lợi thế thị trường tiêu thụ 1,4 tỷ.

Đây không phải là mô hình mới, đó chỉ là sự chuyển hướng về tầm nhìn phát triển kinh tế, coi trọng yếu tố thị trường nội địa, sức tiêu thụ của người dân là động lực để Trung Quốc tăng trưởng kinh tế bền vững.

Chiến lược này sẽ tác động đến các nước có quan hệ thương mại với Trung Quốc. Trung Quốc ưu tiên vào thị trường trong nước tức là ưu tiên các hàng hóa có nguồn gốc từ Trung Quốc, hạn chế nhập khẩu các hàng hóa từ nước ngoài. Các biện pháp hạn chế sẽ là xây dựng hàng rào thuế quan, giảm hạn ngạch nhập khẩu…

Hậu quả nhãn tiền khi Hoa Kỳ viết lại luật chơi thương mại toàn cầu, Trung Quốc co mình lại, tâp trung vào thị trường trong nước sẽ càng thúc đẩy tư tưởng chủ nghĩa dân tộc lên cao, các quốc gia khác sẽ nghiêng về chính sách bảo hộ….Các nước đều ưu tiên lo cho doanh nghiệp trong nước và hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ thế giới.

Việt Nam là nước lệ thuộc rất lớn vào thương mại, tổng kim ngạch thương mại chiếm trên 200% GDP, đây sẽ là thách thức rất lớn. Yêu cầu của lịch sử và thách thức của thời đại buộc Việt Nam phải chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế theo hướng bền vững trong tương lai.

(Còn nữa)

Bùi Mạnh Thành

Malaysia triệu tập Đại sứ Trung Quốc phản đối sự hiện diện của tàu Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tếMalaysia triệu tập Đại sứ Trung Quốc phản đối sự hiện diện của tàu Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế
Tin thị trường: nhu cầu dầu thô tại các nền kinh tế lớn nhất thế giới đã phục hồi hoàn toànTin thị trường: nhu cầu dầu thô tại các nền kinh tế lớn nhất thế giới đã phục hồi hoàn toàn
Lybia tăng sản lượng dầu thô để tái thiết kinh tếLybia tăng sản lượng dầu thô để tái thiết kinh tế

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 87,500 89,500
AVPL/SJC HCM 87,500 89,500
AVPL/SJC ĐN 87,500 89,500
Nguyên liệu 9999 - HN 87,900 ▼100K 88,300 ▼100K
Nguyên liệu 999 - HN 87,800 ▼100K 88,200 ▼100K
AVPL/SJC Cần Thơ 87,500 89,500
Cập nhật: 02/11/2024 09:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 88.000 89.150
TPHCM - SJC 87.500 89.500
Hà Nội - PNJ 88.000 89.150
Hà Nội - SJC 87.500 89.500
Đà Nẵng - PNJ 88.000 89.150
Đà Nẵng - SJC 87.500 89.500
Miền Tây - PNJ 88.000 89.150
Miền Tây - SJC 87.500 89.500
Giá vàng nữ trang - PNJ 88.000 89.150
Giá vàng nữ trang - SJC 87.500 89.500
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 88.000
Giá vàng nữ trang - SJC 87.500 89.500
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 88.000
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 87.900 88.700
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 87.810 88.610
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 86.910 87.910
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 80.850 81.350
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 65.280 66.680
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 59.070 60.470
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 56.410 57.810
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 52.860 54.260
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 50.640 52.040
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 35.650 37.050
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 32.010 33.410
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 28.020 29.420
Cập nhật: 02/11/2024 09:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 8,710 8,910
Trang sức 99.9 8,700 8,900
NL 99.99 8,760
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 8,730
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 8,800 8,920
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 8,800 8,920
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 8,800 8,920
Miếng SJC Thái Bình 8,750 8,950
Miếng SJC Nghệ An 8,750 8,950
Miếng SJC Hà Nội 8,750 8,950
Cập nhật: 02/11/2024 09:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,175.04 16,338.42 16,862.69
CAD 17,693.89 17,872.61 18,446.11
CHF 28,395.84 28,682.66 29,603.03
CNY 3,459.46 3,494.40 3,606.53
DKK - 3,616.27 3,754.78
EUR 26,771.11 27,041.53 28,239.20
GBP 31,800.55 32,121.77 33,152.49
HKD 3,168.93 3,200.93 3,303.65
INR - 300.09 312.09
JPY 159.91 161.53 169.21
KRW 15.87 17.63 19.13
KWD - 82,255.58 85,544.62
MYR - 5,716.20 5,840.91
NOK - 2,251.43 2,347.03
RUB - 247.98 274.52
SAR - 6,715.37 6,983.88
SEK - 2,317.22 2,415.61
SGD 18,614.60 18,802.62 19,405.96
THB 659.61 732.90 760.97
USD 25,084.00 25,114.00 25,454.00
Cập nhật: 02/11/2024 09:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,130.00 25,144.00 25,454.00
EUR 26,988.00 27,096.00 28,194.00
GBP 32,026.00 32,155.00 33,112.00
HKD 3,189.00 3,202.00 3,305.00
CHF 28,741.00 28,856.00 29,717.00
JPY 162.13 162.78 169.84
AUD 16,333.00 16,399.00 16,889.00
SGD 18,786.00 18,861.00 19,384.00
THB 728.00 731.00 762.00
CAD 17,839.00 17,911.00 18,420.00
NZD 14,878.00 15,367.00
KRW 17.59 19.34
Cập nhật: 02/11/2024 09:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25126 25126 25454
AUD 16248 16348 16918
CAD 17804 17904 18455
CHF 28736 28766 29559
CNY 0 3514.7 0
CZK 0 1040 0
DKK 0 3670 0
EUR 27010 27110 27982
GBP 32149 32199 33302
HKD 0 3280 0
JPY 162.52 163.02 169.53
KHR 0 6.032 0
KRW 0 18 0
LAK 0 1.095 0
MYR 0 6027 0
NOK 0 2312 0
NZD 0 14883 0
PHP 0 415 0
SEK 0 2398 0
SGD 18702 18832 19564
THB 0 690.8 0
TWD 0 790 0
XAU 8750000 8750000 8950000
XBJ 8200000 8200000 8700000
Cập nhật: 02/11/2024 09:00