Bản tin Năng lượng xanh: Pháp dành ngân sách 500 triệu Euro hàng năm cho tín dụng thuế công nghiệp xanh
Pháp dành ngân sách 500 triệu Euro hàng năm cho tín dụng thuế công nghiệp xanh
Khoản tín dụng thuế xanh này đã đưa Pháp trở thành quốc gia EU đầu tiên tận dụng việc nới lỏng các quy định của EU về trợ cấp nhà nước trong những tháng gần đây để đáp trả lại các khoản trợ cấp thuế mới của Mỹ thông qua Đạo luật Giảm phát (IRA) trị giá 430 tỷ USD của chính quyền Tổng thống Biden.
Bộ trưởng Le Maire cho biết tín dụng thuế, sẽ có sẵn trên cơ sở tạm thời theo các quy tắc mới của EU cho đến năm 2025, với khả năng gia hạn đến năm 2029, dự kiến sẽ tạo ra các khoản đầu tư tư nhân với tổng trị giá 23 tỷ Euro vào năm 2030 và trực tiếp tạo ra 40.000 việc làm.
Tín dụng thuế nhằm mục đích thúc đẩy đầu tư vào các dự án thân thiện với môi trường và khôi phục ngành công nghiệp của Pháp khi các công ty châu Âu ngày càng chịu áp lực từ các công ty Mỹ có các khoản trợ cấp thuế lớn trong IRA để cắt giảm lượng khí thải carbon, thúc đẩy sản xuất và chế tạo trong nước.
Bộ trưởng Le Maire nhấn mạnh:“Chúng ta không có lý do gì để xấu hổ khi so sánh với Hoa Kỳ”, cho biết thêm rằng các khoản viện trợ hiện có của Pháp và châu Âu có quy mô tương tự. Khoản tín dụng thuế sẽ chi trả cho chi phí vốn của các công ty đối với 25-40% khoản đầu tư của họ vào các cơ sở năng lượng gió và năng lượng mặt trời, máy bơm nhiệt và pin.
Dự luật cũng có mục đích cung cấp 2.000 ha (4.900 mẫu Anh) cho các khu công nghiệp mới và giảm một nửa thời gian phê duyệt một dự án công nghiệp mới từ 17 tháng xuống còn 9 tháng.
Chevron, Exxon tìm kiếm sự hỗ trợ của nhà nước Úc cho các dự án thu giữ carbon, hydro của Úc
Chevron Corp và Exxon Mobil Corp, hai công ty nhiên liệu hóa thạch lớn nhất của Mỹ, đang tìm kiếm sự hỗ trợ của Úc cho các dự án thu giữ và lưu trữ carbon (CCS) và hydro khi họ tìm cách tăng cường đầu tư nhằm giảm cường độ phát thải carbon.
Mở rộng quy mô các dự án CCS và sản xuất hydro từ năng lượng tái tạo là rất quan trọng đối với Úc, nhà xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất thế giới, để loại bỏ carbon ra khỏi nền kinh tế, ngay cả khi nước này tìm cách đáp ứng nhu cầu LNG từ những người mua hàng đầu như Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tại hội nghị của Hiệp hội Thăm dò và Sản xuất Dầu mỏ Úc (APPEA), David Fallon, Tổng Giám đốc Chuyển đổi năng lượng tại Chevron Australia, cho biết: “Hỗ trợ không chỉ cần là đô la mà còn là hỗ trợ chính trị."
Úc đặt mục tiêu cắt giảm 43% lượng khí thải carbon vào năm 2030 và đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Úc là nơi có dự án CCS thương mại lớn nhất thế giới Gorgon, do Chevron điều hành, hiện nay dự án này đã phải vật lộn để đạt công suất.
Hôm thứ Ba (16/5), Úc đã công bố kế hoạch của riêng mình để mở rộng quy mô năng lực CCS ngoài khơi , sau các ưu đãi lớn của Mỹ và cam kết trị giá 24 tỷ USD của Anh cho các dự án như vậy trong hai thập kỷ tới. Tại Hội nghị, Chủ tịch các giải pháp carbon thấp của ExxonMobil ở Châu Á Thái Bình Dương Irtiza H Sayyed cho biết Úc thực sự đang ở một vị trí rất thuận lợi, nhấn mạnh rằng “để các khoản đầu tư dài hạn có ý nghĩa, chúng ta cần có chính sách có thể dự đoán được”.
Nhiên liệu tái tạo sẽ thúc đẩy tăng trưởng của Neste trong năm nay - CEO
Hôm thứ Tư (17/5), Giám đốc điều hành của công ty Neste Matti Lehmus cho biết Nhà máy lọc dầu Phần Lan Neste kỳ vọng nhiên liệu tái tạo từ các cơ sở mới của họ ở Singapore và Mỹ sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong năm nay bất chấp kỳ vọng về tỷ suất lợi nhuận sản phẩm dầu thấp hơn trong quý hai.
Công ty đã mở một nhà máy nhiên liệu tái tạo 1,3 triệu tấn mỗi năm (tpy) thứ hai tại Singapore, nâng tổng công suất nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) lên 1 triệu tấn mỗi năm tại nước này. Lehmus nói, đối với Neste, đây là một năm tăng trưởng, Neste mới bắt đầu mở rộng hoạt động tại Singapore. Nhà máy ở Singapore đang tăng cường sản xuất sau khi đi vào hoạt động vào giữa tháng 4/2023.
Neste dự kiến sẽ đưa ra quyết định đầu tư cuối cùng cho dự án hydro xanh của mình tại nhà máy lọc dầu Porvoo ở Phần Lan vào đầu năm 2024. Nếu triển khai, việc sản xuất nhiên liệu tái tạo có thể bắt đầu vào năm 2026 và được sử dụng chủ yếu trong các quy trình của nhà máy lọc dầu, thay thế nhiên liệu được sản xuất từ nguyên liệu hóa thạch. Lehmus nói thêm: “Về lâu dài, nếu khả năng cung cấp hydro xanh có thể được tăng lên, thì nó sẽ mang lại hơn nữa khả năng chuyển đổi hydro xanh thành nhiên liệu hoặc hóa chất”./.
Thanh Bình
-
Sửa đổi Luật Điện lực: Yêu cầu xuất phát từ thực tiễn
-
Đầu tư hydro phát thải thấp: Thách thức cũng là cơ hội cho doanh nghiệp
-
Cần cơ chế đủ mạnh khuyến khích các dự án năng lượng tái tạo của doanh nghiệp trong nước
-
Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển ngành năng lượng Việt Nam
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Xuất khẩu của Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ năm 2021
-
Nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới dự kiến sa thải 17.000 nhân viên
-
Ấn Độ trên hành trình trở thành gã khổng lồ về “vàng trắng”
-
Nga dự kiến chi hơn 500 triệu USD xây dựng kho dự trữ kim loại quý
-
Trung Quốc “kiềm chế” mua vàng tháng thứ năm liên tiếp