Bản tin Dầu khí 16/3: Lạm phát và chiến tranh Ukraine có thể làm chậm tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ
1. Xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Gazprom sang châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm xuống 30,7 tỷ m3 từ ngày 1/1 đến ngày 15/3, giảm 28,5% so với cùng kỳ năm 2021, theo một tuyên bố của Gazprom.
Gazprom đã cho biết trong suốt mùa đông này rằng họ đang hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng của mình, nhưng khối lượng mà họ đã gửi đã thấp hơn nhiều so với những năm trước.
2. Thủ tướng Anh, Boris Johnson được cho là đang lên kế hoạch cho một chuyến đi đến Ả Rập Xê-út để thảo luận về khả năng thay thế dầu bị cấm của Nga.
Theo Sky News, chuyến đi vẫn chưa được Downing Street xác nhận và cũng chưa được hoàn tất, nhưng các nhà lập pháp Đảng Bảo thủ đã kêu gọi Thủ tướng tiếp cận Ả Rập Xê-út để có thêm nguồn cung dầu.
3. Bộ trưởng tài nguyên thiên nhiên Canada cho biết, nước này đang thảo luận về việc thúc đẩy xuất khẩu dầu của mình để bù đắp cho lượng dầu bị cấm của Nga, cho cả Mỹ và châu Âu.
Bộ trưởng Wilkinson tỏ ra lạc quan rằng cách thức để tăng xuất khẩu dầu sang các nước cần nhiều dầu hơn có thể được hoàn tất vào ngày 23/3, khi các Bộ trưởng năng lượng châu Âu và Bắc Mỹ gặp nhau tại Paris trong một sự kiện do Cơ quan Năng lượng Quốc tế tổ chức.
4. OPEC ngày 15/3 vẫn giữ nguyên quan điểm về tăng trưởng nhu cầu dầu nhưng cảnh báo rằng cuộc chiến của Nga ở Ukraine và lạm phát xoắn ốc trong năm nay có thể tác động đến tăng trưởng tiêu thụ dầu.
Trong Báo cáo thị trường dầu hàng thán, OPEC đã để lại triển vọng tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu ở mức 4,2 triệu thùng/ngày, song nói rằng "sự không chắc chắn cực kỳ cao xung quanh hoạt động kinh tế vĩ mô toàn cầu".
Bình An
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 29/8: Rủi ro nguồn cung ở Trung Đông và Libya hỗ trợ giá dầu
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 20/8: Giá dầu chịu tác động từ căng thẳng Trung Đông
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 12/8 - 17/8
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 1/7-6/7