Ba kiến nghị của "đầu tàu kinh tế" với Chính phủ
Trình bày tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc, Người đứng đầu UBND TP.HCM đưa ra ba kiến nghị.
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong. |
Thứ nhất là việc thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư các dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sách TP.HCM đang được các bộ ngành thẩm định dở dang.
TP.HCM hiện có 4 dự án nhóm A sử dụng ngân sách TP đang trình các cơ quan trung ương quyết định chủ trương đầu tư công, gồm một, xây dựng mới Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức. Hai, xây dựng mới Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi. Ba, xây dựng mới Bệnh viện đa khoa khu vực Hóc Môn. Bốn, nạo vét trục thoát nước rạch Bà Lớn.
Thực hiện nghị quyết 54 của Quốc hội, TP.HCM kiến nghị Thủ tướng chấp thuận giao TP.HCM thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư để đẩy nhanh tiến độ các dự án, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.
Thứ hai, là về nhu cầu vốn ODA cấp phát từ ngân sách trung ương năm 2018. Từ khi Luật đầu tư công có hiệu lực đến nay, TP.HCM chỉ được phép giải ngân kế hoạch vốn ODA hàng năm theo kế hoạch được Thủ tướng và Bộ kế hoạch và đầu tư giao.
“Điều này không đáp ứng đủ nhu cầu và ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm của Thành phố, đặc biệt là dự án xây dựng đường sắt đô thị tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên, dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 Bến Thành – Tham Lương, dự án vệ sinh môi trường TP.HCM giai đoạn 2”,Chủ tịch UBND TP HCM nhấn mạnh.
Do đó, Chủ tịch UBND TP.HCM cũng đề nghị Chính phủ bố trí nguồn vốn ODA cho các dự án của thành phố phát triển theo đúng tiến độ. Bởi đến cuối năm 2017, nhu cầu ODA của TP.HCM là 9.006 tỷ đồng, nhưng kế hoạch trung ương chỉ phân cho TP.HCM là 2.884 tỷ đồng, mới đáp ứng được khoảng 30%, nên ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện dự án.
“Kiến nghị Thủ tướng xem xét chỉ đạo bố trí, tạm ứng vốn ODA cấp phát từ ngân sách trung ương phù hợp với tiến độ thực hiện của các dự án trọng điểm của TP, đồng thời cho phép TP được giải ngân kế hoạch vốn ODA hàng năm theo tiến độ cấp vốn của nhà tài trợ nước ngoài như quy định tại điều 76 Luật đầu tư công”, ông Phong kiến nghị.
Thứ ba, TP.HCM kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo sớm có hướng dẫn thực hiện nghị định số 63/2018 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (thay thế nghị định số 15/2015) để TP và các địa phương có cơ sở triển khai hoạt động thu hút đầu tư các công trình trọng điểm phát triển kinh tế xã hội.
Đánh giá về phát triển của TP.HCM- đầu tàu kinh tế cả nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận xét TP.HCM là thành phố đông dân, với khoảng 13 triệu dân. “TP.HCM vẫn là thành phố năng động, tiếp tục dẫn đầu trong kinh tế-xã hội, đặc biệt là thu ngân sách. Tuy gặp nhiều trở ngại nhưng vẫn bảo đảm tốt các chỉ tiêu, đặc biệt trong bối cảnh phức tạp vừa qua để bảo đảm an ninh trật tự và an toàn xã hội”, Thủ tướng nói.
Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến toàn quốcngày 2/7 |
Cụ thể, 6 tháng đầu năm, tổng sản phẩm nội địa GDP trên địa bàn TP.HCM đạt trên 585.000 tỉ đồng (tăng 7,66%). Các lĩnh vực dịch vụ, nông nghiệp, công nghiệp đều đạt được kết quả tăng trưởng tích cực.
Từ nay đến cuối năm thành phố tập trung một số giải pháp chủ yếu như đẩy mạnh sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp, tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy phát triển khu đô thị thông minh...
Diễn đàn doanh nghiệp
-
Xã hội số - Dẫn dắt tương lai bền vững của Việt Nam
-
Tổng kết và trao giải Hội thi tay nghề thanh niên TP HCM năm 2024
-
[PetroTimesTV] Cận cảnh nơi bố trí tái định cư của dự án Vành đai 2 TP HCM
-
[PetroTimesTV] Cận cảnh hai đoạn Vành đai 2 TP HCM sắp khởi công
-
[Chùm ảnh] Toàn cảnh đoạn Vành đai 2 TP HCM "dang dở" nhiều năm
-
Cần quy định cụ thể để doanh nghiệp nhà nước tự tin sử dụng vốn
-
Ủy ban Tài chính, Ngân sách: Tán thành việc ban hành Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
-
Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến dịch Bình Giã
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo quy luật thị trường