Kiểm dịch cả da thuộc, doanh nghiệp lao đao
Chưa kịp "mơ một giấc mơ" đến TPP hay EVFTA, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu mặt hàng giày dép, túi xách đã phải chịu sự bất cập ngay từ Bộ NN & PTNT
Ngành Da giày trông chờ gì từ TPP? | |
Năm 2013: Xuất khẩu da giày sẽ đạt khoảng 8 tỉ USD | |
Giao thương doanh nghiệp giày da Việt Nam – Thái Lan |
Doanh nghiệp da giầy lại lao đao trước thềm TPP và EVFTA. |
Quyết định của Bộ NN&PTNT khiến hàng trăm doanh nghiệp lao đao
Ngày 2/12, Hiệp hội Da giầy Việt Nam đã có công văn cầu cứu các Bộ ngành liên quan xem xét về việc kiến nghị không kiểm dịch thực vật đối với da thuộc thành phẩm.
Hiệp hội Da giầy Việt Nam khẳng định, da chưa qua quá trình thuộc được gọi là da nguyên liệu. Da đã trải qua quá trình thuộc da có sử dụng các hóa chất gọi là da thành phẩm. Ông Hà Duy Hưng, Chủ tịch Hội Da giầy TP HCM đồng tình: “Do sử dụng các hóa chất để thuộc nên da thành phẩm không còn vi khuẩn và mầm bệnh”.
Da thuộc để sử dụng sản xuất giày dép, túi xách là da thành phẩm, liên quan nhiều đến các hóa chất thuộc da như formadehyde, crome… và đã được kiểm nghiệm trước khi xuất xưởng, không liên quan đến dịch bệnh và không có khả năng lây bệnh. Ông Hà Duy Hưng phân tích, áp dụng việc kiểm dịch đối với da thuộc là không phù hợp đối với da thành phẩm.
Thống kê của Hiệp hội Da giầy Việt Nam, hằng năm, lượng nhập khẩu da thuộc trên 40% cho sản xuất giày dép và trên 60% cho sản xuất túi xách xuất khẩu với tổng lượng nhập khẩu hàng năm hơn 500 triệu feet vuông. Chính vì điều này, việc ban hành quyết định 4758 của Bộ NN&PTNT sẽ tạo ra một sức ép rất lớn về thời gian và chi phí không cần thiết cho các doanh nghiệp.
Cục Thú y hiểu theo kiểu khác?
Quyết định số 4758/QĐ-BNN-TY được ban hành ngày 18/11/2015 và có hiệu lực ngay khiến hàng trăm doanh nghiệp xuất khẩu da giầy, túi xách… lận đận. Nhiều doanh nghiệp trong ngành và các cơ quan liên quan phải bối rối trong việc thực hiện. Theo nghị định 33/2005/NĐ-CP qui định: “Doanh nghiệp phải khai báo ít nhất 15 ngày trước khi hàng nhập đến cửa khẩu” đã không khả thi.
Ông Hà Duy Hưng, Chủ tịch Hội Da giầy TP HCM thông tin: “Quyết định 4758/QĐ-BNN-TY của Bộ NN&PTNT có hiệu lực ngay với tất cả các lô hàng đã khiến các doanh nghiệp Hội viên ngành da giày, túi xách đang bị ách tắt rất nhiều lô nguyên liệu tại cảng”.
Sau khi Quyết định 4758/QĐ-BNN-TY được ban hành, ngày 30/11/2015, ông Dương Tiến Thể, Phó Cục Trưởng Cục Thú Y thuộc Bộ NN&PTNT lại ra Công văn gửi cơ quan Thú y vùng VI, Công ty cổ phần ICD Tân Cảng – Long Bình để trả lời về vệc kiểm dịch sản phẩm da nhập, xuất khẩu.
Cục Thú y lại xác nhận, đối với sản phẩm da thành phẩm (da trâu, bò, lợn… đã được thuộc để làm nguyên liệu sản xuất giầy dép, túi, cặp…) khi nhập khẩu vào Việt Nam để tiêu thụ nội địa hoặc theo hình thức kho ngoại quan thì không phải thực hiện việc kiểm dịch.
Quyết định của Bộ NN&PTNT được ban hành một đằng, Công văn của Cục Thú y lại hướng dẫn theo một kiểu khiến các cơ quan có liên quan và hàng trăm doanh nghiệp da giầy, túi xách không biết căn cứ vào đâu để thực thi?
Thuộc da là quá trình biến đổi protid của da động vật sang dạng bền vững để sử dụng (biến đổi da sống thành da thuộc). Nguyên liệu chính cho quá trình thuộc da là da động vật (da tươi hoặc da được bảo quản…) và các loại hóa chất như muối crome hóa trị 3, vôi, tannin, dầu mỡ khoáng, thuốc nhuộm (chứa azo gây độc), axit, kiềm, muối, các chất tẩy rửa, pigment (chứa kim loại nặng).
|
Da giày, dệt may được mùa xuất khẩu nhưng “đói” đơn đặt hàng (Petrotimes) - Bộ Công Thương vừa công bố sản lượng, giá trị xuất khẩu và tình trạng thiếu đơn đặt hàng của ngành Da giày, Dệt may. |
Ngành Dệt may, Da giày: Thắng lớn nhưng vẫn lo Trong số 23 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỉ USD thì hàng dệt may và da giày đứng ở tốp đầu. Thậm chí, ngành Dệt may Việt Nam còn xuất siêu 6,5 tỉ USD. Bên cạnh những con số ấn tượng về xuất khẩu, câu chuyện khó nói của hai ngành chủ lực này vẫn là nguyên liệu và sức cạnh tranh. |
Xuất khẩu da giày khởi sắc Theo báo cáo từ Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công Thương), ước 6 tháng đầu năm 2015, toàn ngành da giày và túi xách xuất khẩu đạt trên 7,35 tỷ USD tăng 18%, trong đó, giày dép ước đạt 5,9 tỷ USD, tăng 16% và túi xách các loại đạt 1,45 tỷ USD tăng 27%. |
Hưng Long