Ấn Độ gây choáng cho Trung Quốc khi đưa được phi đội C-17 lên địa bàn chiến lược
08:29 | 13/01/2019
2,911 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Việc tiếp vận cho địa bàn vùng núi hiểm trở mà Ấn Độ và Trung Quốc đang tranh chấp là điều cực kỳ khó khăn và tiềm ẩn vô vàn nguy hiểm.
Truyền thông Ấn Độ vừa đăng tải hình ảnh các máy bay vận tải quân sự hạng nặng C-17 của nước này hạ cánh tại sân bay Leh Highlands ở khu vực Kashmir Ladakh do New Delhi kiểm soát.
Điều này đã khiến cho Trung Quốc cảm thấy sửng sốt bởi từ trước tới nay đường băng sân bay Leh Highlands bị đánh giá là có tình trạng rất thô sơ và trong địa hình hiểm trở.
Nhưng với tính năng cực kỳ ưu việt của chiếc C-17 đó là mang được tải trọng hàng hóa lớn nhưng lại yêu cầu quãng đường cất hạ cánh rất ngắn, thậm chí chỉ là đường băng dã chiến thì New Delhi đã làm được điều tưởng như bất khả thi này.
Trung Quốc cho rằng với phi đội 10 chiếc C-17, trong trường hợp có chiến sự thì các máy bay vận tải hạng nặng này sẽ nhanh chóng đưa được nhân lực và vũ khí lên sát vùng lãnh thổ tranh chấp, đây là điều cần phải lưu tâm
Boeing C-17 Globemaster III là loại máy bay vận tải quân sự chiến lược, nó đang giữ vai trò xương sống của Không lực Hoa Kỳ vào thời điểm hiện tại
C-17 Được McDonnell Douglas phát triển từ thập niên 1980 tới đầu thập niên 1990, máy bay chính thức ra mắt ngày 14/7/1993, tính đến thời điểm năm 2012 đã có tất cả 250 chiếc được chế tạo.
Thông số cơ bản của máy bay vận tải C-17: Kíp lái 3 người; chiều dài 53 m; sải cánh 51,75 m; chiều cao 16,8 m; trọng lượng rỗng 128.100 kg; trọng lượng cất cánh tối đa 265.350 kg.
Máy bay vận tải C-17 Globemaster III được trang bị 4 động cơ turbofan Pratt & Whitney F117-PW-100 công suất 180 kN mỗi chiếc, cho tốc độ tối đa 830 km/h.
Tầm hoạt động của C-17 là 4.482 km khi mang tải nặng, hoặc 10.390 km khi chở lính dù; trần bay 13.716m. C-17 có thể chuyên chở tối đa 77.519 kg hàng hoặc lên tới 158 lính dù trong khoang.
Hiện tại ngoài phiên bản gốc C-17A thì Globemaster III đã có thêm 2 biến thể gồm C-17A "ER" - Tên không chính thức của C-17As do việc bổ sung không gian cánh, nâng cấp này được đưa vào sản xuất từ năm 2013 với tổng số 13 máy bay.
Biến thể C-17B được bổ sung 2 rãnh cánh tà, một bộ phận hỗ trợ hạ cánh tích hợp trên thân máy bay, động cơ mạnh hơn và các hệ thống khác để có thể cất và hạ cánh trên quãng đường ngắn hơn.