Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Ai đứng sau sức mạnh hải quân Trung Quốc?

19:00 | 22/10/2018

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Hải quân Trung Quốc có tham vọng trở thành một trụ cột mới của quốc gia, thông qua cuộc tập trận rầm rộ hồi tháng 04/2018. Giữa tháng 10/2018, một lần nữa, Hải quân Trung Quốc khẳng định tham vọng này khi diễn tập chung với Malaysia và Thái Lan tại eo biển Malacca.  
ai dung sau suc manh hai quan trung quocTrung Quốc "thả thính bắt mồi" ở Biển Đông?
ai dung sau suc manh hai quan trung quocBiển Đông: Trung Quốc cảnh báo Nhật, tố Philippines
ai dung sau suc manh hai quan trung quocLiệu Mỹ có đủ tàu để “chơi” Trung Quốc trên Biển Đông?
ai dung sau suc manh hai quan trung quoc
Hải quân Trung Quốc

Và đằng sau tham vọng này, theo báo Les Echos của Pháp, là cả một ngành công nghiệp được huy động, đặc biệt là hai tập đoàn đóng tầu nhà nước: CSSC (China State Shipbuilding Corporation, miền nam Trung Quốc ) - chuyên về hoạt động dân sự và CSIC (China Shipbuilding Industry Corporation, đông bắc Trung Quốc) - chủ yếu thiên về hàng hải quốc phòng. Chủ ý của Bắc Kinh là để cả hai tập đoàn hoạt động song song nhằm thúc đẩy cạnh tranh giữa hai bên và như vậy, sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Năm 2017, tổng doanh thu của cả hai tập đoàn tương đương 65 tỉ euro, trong đó 18,7 tỉ thuộc lĩnh vực đóng tầu dân sự và quân sự. Chỉ trong vòng 15 năm, vị thế của các xưởng đóng tầu của Trung Quốc đã tăng một cách kinh ngạc, hiện đang ngấp nghé vị trí hàng đầu thế giới của các tập đoàn Hàn Quốc (Daewoo, Samsung và Hyundai).

CSSC hiện trở thành xưởng đóng tầu dân sự lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Hyundai. Có vẻ như nhiều nhà quan sát đã lầm khi cho rằng “Trung Quốc phải mất nhiều năm để có thể đóng được các loại tầu phức tạp”, theo ông Philippe Louis-Dreyfus, Chủ tịch hội đồng giám sát tập đoàn Louis-Dreyfus Armateurs. Hợp đồng giữa Carnival và CSSC năm 2017 là một bằng chứng với 2 tầu du hành lớn, cùng với 7 tầu chở chất đốt lỏng dung lượng 170.000 mét khối cho công ty MOL của Nhật Bản.

Dĩ nhiên, trong lĩnh vực hàng hải quốc phòng, Nhà nước Trung Quốc vẫn là khách hàng chính nhằm tăng sức mạnh quân sự trong khu vực và trên trường quốc tế. Hai tập đoàn đóng tầu Trung Quốc cũng nhận được nhiều hợp đồng về trang thiết bị hàng hải đòi hỏi trình độ cao hơn, như hợp đồng cung cấp 3 tầu ngầm với Thái Lan và 4 tầu tuần tra cho Malaysia đều được ký vào năm 2017. Cũng nhờ được chính quyền Bắc Kinh ủng hộ mạnh mẽ, các tập đoàn này còn đưa ra những lời chào hàng hấp dẫn trên khắp thế giới, từ Brazil, Argentina đến Pakistan hay thậm chí cả Ba Lan.

Các nhà đóng tầu châu Âu bắt đầu cảm thấy sức ép của Trung Quốc. Chỉ cách đây ít lâu, họ còn là bá chủ ngành xuất khẩu tầu chiến, giờ thời thế đã thay đổi. Một nhà công nghiệp cho rằng “trình độ của các nhà đóng tầu Trung Quốc được nâng cấp sẽ giúp họ cạnh tranh trực tiếp với các tập đoàn châu Âu trong tương lai gần”.

Đe dọa này sẽ thành hiện thực khi chính phủ Trung Quốc đang có ý định hợp nhất hai tập đoàn CSIC và CSSC nhằm chiếm lĩnh vị trí số 1 thế giới. Nếu dự án thành hiện thực, tập đoàn hợp nhất của Trung Quốc sẽ đạt gấp hai lần doanh thu của cả ba tập đoàn Hàn Quốc Hyundai Heavy Industries, Daewoo Shipbuilding và Samsung Heavy Industries.

Nhà nghiên cứu Mathieu Duchâtel, trợ lý giám đốc chương trình châu Á, Viện European Council on Foreign Relations, đánh giá: “Chưa bao giờ Trung Quốc lại gần sát đến một ngành công nghiệp độc lập như vậy”.

Sau cuộc khủng hoảng vịnh Đài Loan 1995-1996, Trung Quốc đầu tư đáng kể vào ngành công nghiệp vũ khí để giảm dần phụ thuộc vào các hệ thống của Nga. Trung Quốc hiện chỉ phụ thuộc vào nước ngoài để nuôi dưỡng chiến lược canh tân của họ, thông qua chuyển giao công nghệ. Để quân đội Trung Quốc đạt được “tầm cỡ thế giới vào năm 2050”, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nêu rõ: “Công nghệ là khả năng chiến đấu trung tâm”.

Bắc Kinh hiện hài lòng về những gì họ tự sản xuất được: tầu hộ tống, tầu khu trục… Giờ họ nhắm đến đến việc sản xuất tầu sân bay trực thăng và những thế hệ tầu ngầm hạt nhân mới. Không chỉ dừng trong khu vực, Trung Quốc muốn bảo vệ lợi ích ở nước ngoài và chinh phục các thị trường mới.

H.Phan

AFP