72 CBNV trực vận hành Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình trong cao điểm chống COVID-19
Công ty Thủy điện Hòa Bình (thuộc EVN) đang quản lý, vận hành Nhà máy Thủy điện Hòa Bình gồm 8 tổ máy với công suất 1.920MW. Đây là nhà máy giữ vai trò quan trọng trong đảm bảo cấp điện cho thủ đô Hà Nội, đồng thời đảm nhận vai trò chính trong việc điều chỉnh tần số và điện áp của hệ thống điện quốc gia. Ngoài ra, Nhà máy có có nhiệm vụ chính là cắt lũ, giảm lũ, chống hạn phục vụ sản xuất nông nghiệp cho các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, cải thiện giao thông thủy trên sông Đà, sông Hồng và tăng cường nguồn nước phục vụ nhu cầu dân sinh và các hoạt động sản xuất khác.
Kíp trực vận hành gian máy, NMTĐ Hòa Bình sáng ngày 7/4/2020 |
Từ cuối tháng 3, công ty đã áp dụng hạn chế tiếp xúc với từng nhóm lao động, để đảm bảo sức khoẻ của CBNV cũng như đảm bảo sản xuất điện liên tục, ổn định trong mọi tình huống.
Đối với lực lượng trực vận hành, công ty đã bố trí chỗ ăn, nghỉ riêng cho mỗi ca sau giờ làm việc, trong khu vực quản lý của công ty; bố trí đội ngũ hậu cần phục vụ tại chỗ đảm bảo điều kiện sinh hoạt, cơ sở vật chất đầy đủ cho mỗi nhân viên trực ca.
Công ty đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ sửa chữa EVN (EVNPSC) tổ chức "cách ly" đội sửa chữa thường xuyên và sửa chữa sự cố với số lượng là 18 cán bộ nhân viên, để luôn sẵn sàng cho công tác sửa chữa khi có sự cố, khiếm khuyết xảy ra.
Trong thời gian này, công ty đã yêu cầu các nhà thầu dừng thi công đối với các công trình đang thực hiện mà không liên quan trực tiếp đến sản xuất.
Bên cạnh đó, công ty đã triển khai phương án làm việc từ xa cho từng nhóm đối tượng, bố trí các cuộc họp trực tuyến đối với Ban giám đốc, thủ trưởng các đơn vị trong công ty và EVNPSC Hòa Bình.
Quang Vinh
-
Đóng điện nhánh rẽ đường dây 220kV đấu nối từ trạm biến áp 500kV Chơn Thành
-
EVNSPC thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa trong công tác an sinh xã hội
-
Trạm biến áp 220kV Kon Tum được nâng công suất lên gấp đôi để đảm bảo điện cho khu vực
-
Nhiều bài học kinh nghiệm quý sau thành công của Dự án đường dây 500kV mạch 3
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng