Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

7 nước châu Âu chiếu phim tài liệu tại Việt Nam

11:28 | 19/09/2023

113 lượt xem
|
(PetroTimes) - Từ 22 - 28/9 tại Hà Nội và TP HCM sẽ diễn ra Liên hoan Phim Tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 13 với những lăng kính phản ánh những sắc màu văn hóa, xã hội từ các nền điện ảnh châu Âu.

Đây là sự kiện thường niên do EUNIC (Hiệp hội các Viện văn hóa và Đại sứ quán các nước châu Âu) phối hợp với Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương thực hiện.

7 nước châu Âu chiếu phim tài liệu tại Việt Nam

Liên hoan phim năm nay diễn ra tại hai địa điểm là Hà Nội (Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương, số 465 Hoàng Hoa Thám) và tại TP HCM (DCine Bến Thành, số 6 Mạc Đĩnh Chi). Liên hoan phim năm nay quy tụ 19 tác phẩm điện ảnh tài liệu đặc sắc, trong đó có 7 phim quốc tế của các nước: Áo, Bỉ, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Anh, Phần Lan). Việt Nam tham dự 12 tác phẩm, trong đó có 9 phim của Hãng Phim tài liệu và khoa học Trung ương, 3 phim của các tác giả độc lập.

Mỗi buổi chiếu, khán giả sẽ được thưởng thức một bộ phim tài liệu của Việt Nam và một phim tài liệu nước ngoài. Liên hoan cũng giới thiệu những bộ phim tài liệu của các tác giả độc lập người Việt Nam. Mỗi bộ phim tham dự Liên hoan phim năm nay tuy mang thông điệp riêng, nhưng tựu chung, khán giả yêu điện ảnh tài liệu sẽ có cơ hội để khám phá thêm về đất nước, con người và những nền văn hóa khác nhau.

12 tác phẩm điện ảnh Việt Nam gồm 9 phim của Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương và 3 phim của các tác giả độc lập lần đầu tiên được trình chiếu trong khuôn khổ Liên hoan phim. Các phim độc lập này đều do các tác giả nữ thực hiện, là Hà Lệ Diễm với bộ phim đình đám “Những đứa trẻ trong sương”, Kim Thanh Trần với “Người chuyển giới và quyền tự quyết với cơ thể”, và Hương Na Nguyễn với “Tôi muốn thở”.

7 nước châu Âu chiếu phim tài liệu tại Việt Nam
Cảnh trong phim tài liệu “Phía trên những đám mây”.

Các phim tài liệu tham gia Liên hoan phim năm nay đều có đề tài và cách thể hiện phong phú, xoay quanh các vấn đề được khán giả quan tâm như quyền của người yếu thế, bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, giải phóng phụ nữ, những rủi ro của thời đại số.

Cũng như những năm trước, Liên hoan phim Tài liệu năm nay giới thiệu một cặp phim của tác giả Việt Nam và nước ngoài có đề tài tương đồng trong cùng một buổi chiếu. Nếu như bộ phim Tây Ban Nha “Muntadas ở Hà Nội: Diễn giải về đô thị từ góc nhìn Tây Ban Nha - Việt Nam” kể về những khám phá của nghệ sĩ ý niệm nổi tiếng người Tây Ban Nha Antoni Muntadas tại Hà Nội, thì “Kẻ thù của tôi, bạn của tôi” lại kể về cuộc hội ngộ giữa hai người lính phi công từng ở hai bên chiến tuyến Việt Nam và Hoa Kỳ sau khi chiến tranh đã đi qua.

Phim “Bí ẩn từ lòng đất” và “Vesuvio hoặc cách họ học cách sống giữa các núi lửa” của điện ảnh Italia đều mô tả quá trình con người khám phá, tìm hiểu và tìm cách sống chung với thiên nhiên.

Ở khía cạnh công việc, phim “Phía trên những đám mây” dẫn dắt khán giả đến với hành trình “gieo chữ” trên núi cao của cô giáo Trà Thị Thu, được chiếu cùng với “Người làm công vui vẻ - Hay cách phá hoại công việc”, một bộ phim hài hước nhưng thẳng thắn của điện ảnh Phần Lan về những hậu quả mà nơi làm việc độc hại đang gây ra cho sức khỏe và hạnh phúc của những người làm ở đó.

Phim “Tội ác phía sau lòng tin” chia sẻ về các loại hình tội phạm trong thời đại Internet phát triển như buôn người xuyên biên giới, xâm hại trẻ em…, thì phim “Cô gái mang tên Tania” của điện ảnh Wallonie & Bruxelles kể về số phận của một cô gái bị buộc phải hành nghề mại dâm tại các mỏ vàng ở Peru.

Phim “Những đôi chân không mỏi” và “Những người kiên định” của điện ảnh Đức đều đề cập đến những người tiên phong trên những con đường của mình: các bưu tá ở vùng sâu, vùng xa Việt Nam và những nữ chính trị gia Đức.

Phim “Ô nhiễm trắng” và “Rác ơi về đâu” của điện ảnh Áo đều phản ánh nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ rác thải ở khắp nơi.

Năm nay, Liên hoan vắng bóng các tác giả châu Âu, nhưng ở tất cả các buổi chiếu, các đạo diễn phim tài liệu Việt đều có mặt giao lưu với khán giả.

Đạo diễn, NSƯT Trịnh Quang Tùng - Phó Tổng Giám đốc Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương cho biết, những bộ phim tài liệu của Việt Nam tham gia các kỳ Liên hoan phim tài liệu gần đây đã có sự tiếp cận với phim tài liệu của nước bạn về cách kể chuyện, cách đưa ra vấn đề… “Không còn là những khuôn mẫu như xưa với mở bài, thân bài, kết luận, ngày nay các nhà làm phim trẻ của chúng tôi đã có những tiếng nói riêng trong cách thực hiện tác phẩm của mình. Phần lời bình ít đi, thậm chí có phim không sử dụng lời bình mà hoàn toàn để nhân vật tự dẫn dắt câu chuyện. Các nhà làm phim trẻ đã có những tìm tòi, đổi mới để phim hấp dẫn hơn, gần gũi với khán giả hơn”.

Chia sẻ về sự góp mặt của các tác phẩm độc lập tại Liên hoan phim, đạo diễn, NSƯT Trịnh Quang Tùng cho hay, những bộ phim của các tác giả độc lập thường có cách kể chuyện, tiếp cận độc đáo. “Đây là điều mà chúng tôi cần, vừa để thu hút khán giả đến với Liên hoan phim, vừa để có sự giao lưu, học hỏi giữa các nhà làm phim của Hãng với các nhà làm phim độc lập, cũng là tìm kiếm nguồn nhân lực sau này, đồng thời cũng để tăng uy tín và sức hấp dẫn cho Liên hoan phim”.

Đặc biệt, thông qua các bộ phim, khán giả có dịp tìm hiểu về văn hóa, con người, xã hội Việt Nam cũng như các nước khác; đồng thời khám phá các vùng đất cũng như các vấn đề đương đại qua những tác phẩm điện ảnh.

N.H

Xây dựng Liên hoan Phim Việt Nam trở thành thương hiệu quốc giaXây dựng Liên hoan Phim Việt Nam trở thành thương hiệu quốc gia
"Miền ký ức" tranh giải tại Liên hoan phim quốc tế Busan lần thứ 26
LHP Việt Nam lần thứ 22 được tổ chức, trao giải trực tuyếnLHP Việt Nam lần thứ 22 được tổ chức, trao giải trực tuyến