Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội

16:01 | 22/05/2023

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái nhấn mạnh chú trọng triển khai 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp.

Sáng 22/5, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023.

10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội
Ảnh: Quốc hội

Về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, năm 2022, dù trong bối cảnh khó khăn, thách thức vây quanh là rất lớn, song nước ta đạt được nhiều kết quả, thành tích quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đạt và vượt 13/15 chỉ tiêu chủ yếu đề ra.

Trên cơ sở tổng hợp, báo cáo của các bộ, cơ quan, kết quả đánh giá tình hình thực hiện 12 tháng đã tiếp tục khẳng định nhận định nêu trên, cơ bản thống nhất với nội dung Chính phủ đã báo cáo Quốc hội, bao gồm 12 nhóm kết quả đạt được, 10 hạn chế, khó khăn, các nguyên nhân chủ quan, khách quan và 6 bài học kinh nghiệm.

So với báo cáo tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, với số liệu, thông tin đầy đủ, chuẩn xác hơn, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KTXH năm 2022 sau khi đánh giá bổ sung đã có nhiều thay đổi tích cực hơn như: tốc độ tăng GDP năm 2022 đạt 8,02% so với năm trước (đã báo cáo là khoảng 8%); CPI bình quân năm 2022 tăng 3,15% so với năm trước (đã báo cáo là khoảng 4%); thu NSNN năm 2022 đạt 1.815,5 nghìn tỷ đồng, cao hơn 201,4 nghìn tỷ đồng so với số đã báo cáo Quốc hội;

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 3.219,8 nghìn tỷ đồng (đã báo cáo là đạt khoảng 3.201,5 nghìn tỷ đồng); dòng vốn FDI thực hiện cả năm tăng khoảng 13,5% so với năm 2021 (đã báo cáo là khoảng 6,4-11,5% so với năm 2021); kim ngạch xuất khẩu đạt 371,3 tỷ USD, tăng khoảng 10,5% so với năm 2021 (đã báo cáo là 368 tỷ USD, tăng khoảng 9,5%); xuất siêu đạt hơn 12,4 tỷ USD (đã báo cáo là khoảng 1 tỷ USD)…

Tuy nhiên, có 2/12 chỉ tiêu chủ yếu không đạt mục tiêu đề ra (số đã báo cáo Quốc hội là 1 chỉ tiêu không đạt) do có thêm chỉ tiêu tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP chỉ đạt 24,76% (số đã báo cáo Quốc hội là khoảng 25,7-25,8%), thấp hơn mục tiêu đề ra (25,7-25,8%). Nguyên nhân do trong quý IV/2022, hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh đối mặt với khó khăn, thách thức gia tăng…

Bên cạnh đó, chuyển dịch lao động giữa các ngành kinh tế còn chậm, chưa theo kịp chuyển dịch cơ cấu kinh tế; năng suất lao động của doanh nghiệp và năng suất lao động chung của cả nước có nhiều ảnh hưởng.

Về tình hình triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, Chính phủ đã cùng các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời và đã đạt được các kết quả khá tích cực trong 4 tháng đầu năm.

Cụ thể, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; Tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh; Tiếp tục chú trọng hoàn thiện thể chế, chính sách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khơi thông nguồn lực đầu tư cho nền kinh tế; Hoạt động sản xuất, kinh doanh được duy trì, một số lĩnh vực có mức tăng khá;

Tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, các tuyến đường cao tốc, đường ven biển và các dự án quan trọng quốc gia; Ngành giáo dục tích cực triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới; Các lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch, thông tin tuyên truyền tiếp tục được quan tâm, đẩy mạnh; Quốc phòng an ninh được bảo đảm; Công tác đối ngoại được triển khai chủ động, tích cực; quan hệ với các nước láng giềng, các nước lớn, đối tác quan trọng ngày càng đi vào chiều sâu…

Tuy nhiên, Báo cáo của Chính phủ cũng nhận định, diễn biến bất lợi, khó lường của thế giới tiếp tục ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Tăng trưởng kinh tế quý I ước đạt 3,32% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP (5,6%). Hoạt động sản xuất, kinh doanh, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, đầu tư, thu hút FDI… vẫn còn gặp khó khăn. Thị trường trong nước còn nhiều dư địa nhưng chưa được khai thác hiệu quả. Áp lực điều hành kinh tế vĩ mô gia tăng. Sản xuất, kinh doanh, đầu tư gặp nhiều khó khăn, xuất nhập khẩu giảm,… khả năng sẽ tác động đến thu NSNN ngay trong quý II và cả năm, tạo áp lực lên điều hành chính sách tài khóa. Tình hình an ninh, trật tự trên một số địa bàn, không gian mạng, tội phạm ma túy còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp...

10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái. Ảnh: Quốc hội

Về nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, các cấp, các ngành, các địa phương phải nỗ lực vượt khó, khắc phục hạn chế, bất cập, phát huy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, tiếp tục tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ; trong đó chú trọng triển khai 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu:

Tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật. Bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án Luật, Nghị quyết trình Quốc hội; rà soát, tháo gỡ các bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu tỷ lệ giải ngân năm 2023 đạt tối thiểu 95%; đồng thời chú trọng thu hút các nguồn vốn đầu tư và khuyến khích các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về đất đai, tài nguyên, bãi đổ thải…

Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Tăng cường nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy mạnh mẽ hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch Covid-19 và các dịch bệnh khác; nâng cao năng lực của hệ thống y tế, chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh; quyết liệt tháo gỡ khó khăn, giải quyết dứt điểm vướng mắc trong đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế.

Tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tiếp tục nghiên cứu và triển khai mô hình giáo dục đại học số; tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2023 nghiêm túc, an toàn, hiệu quả.

Chú trọng phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường. Tiếp tục triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam; khẩn trương xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa.

Củng cố, tăng cường tiềm lực và đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa quốc phòng, an ninh, nâng cao năng lực tác chiến; giữ vững độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. Phát huy sức mạnh tổng hợp, huy động hiệu quả các nguồn lực, xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, vững mạnh.

Triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước. Tiếp tục đưa quan hệ song phương đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả; phát huy vai trò của Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và cơ chế đa phương.

Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông; chú trọng truyền thông chính sách, tuyên truyền, cổ vũ những mô hình hay, cách làm sáng tạo, gương người tốt, việc tốt. Làm tốt công tác dân vận, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể nhân dân, nhất là trong công tác giám sát, phản biện, góp phần tạo đồng thuận xã hội…

Khai mạc Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XVKhai mạc Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ quyết định những nội dung quan trọngKỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ quyết định những nội dung quan trọng
Cử tri tin tưởng vào công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cựcCử tri tin tưởng vào công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực

P.V