Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Xuất khẩu thủy sản có thể đạt 9,4 tỉ USD

11:13 | 02/03/2021

132 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Với kỳ vọng mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 sẽ giảm dần và sự hỗ trợ của các hiệp định thương mại tự do (FTA), giới phân tích cho rằng các kênh tiêu thụ chính của các sản phẩm thủy sản sẽ dần hoạt động trở lại.

Theo các chuyên gia đến từ Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BSC), năm 2021 nhu cầu tiêu thụ phục hồi tại các thị trường xuất khẩu sẽ hỗ trợ đà tăng trưởng các sản phẩm thủy sản. Với kỳ vọng các quốc gia kiểm soát dịch tốt hơn, nhu cầu tiêu thụ thủy sản sẽ hồi phục mạnh mẽ khi nhà hàng, trường học chiếm tỷ trọng lớn trong kênh phân phối tiêu thụ.

Xuất khẩu thủy sản có thể đạt 9,4 tỉ USD
Đóng gói tôm xuất khẩu

Đồng thời, các doanh nghiệp buôn bán thủy sản sẽ tăng cường nhập khẩu trở lại nhờ hoạt động hồi phục trong nửa cuối năm 2020 và 2021; tăng hàng tồn kho vốn đang ở mức thấp.

Theo các chuyên gia phân tích của Công ty CP Chứng khoán FPT (FPTS), Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng sản lượng tôm trong năm 2021, đạt khoảng 730 nghìn tấn, tăng 4%. Do vậy, nguồn tôm cung cấp ổn định sẽ là lợi thế cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam tiếp tục gia tăng thị phần tại các thị trường xuất khẩu.

Các chuyên gia FPTS cũng dự báo, năm nay, giá bán tôm xuất khẩu khả năng cao sẽ không tăng mạnh, khi nhu cầu tiêu thụ vẫn rất khó dự báo và phụ thuộc rất lớn vào mức độ hồi phục của các kênh tiêu thụ chính. Trong khi đó, áp lực cạnh tranh sẽ gia tăng, khi sản lượng tôm toàn cầu được dự báo tăng trở lại và cùng với đó là sự phát triển của xu hướng đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nhằm giảm bớt rủi ro của các cường quốc xuất khẩu tôm trên thế giới.

“Với giả định tình hình dịch bệnh trên thế giới dai dẳng, nhưng mức độ sẽ giảm dần nhờ sự phân phối rộng rãi hơn của vắc-xin trong năm nay, các kênh tiêu thụ food services như nhà hàng, khách sạn, casino, khu du lịch… sẽ dần phục hồi. Giá tôm xuất khẩu của Việt Nam trong năm nay sẽ tăng nhẹ khoảng 5%, trung bình đạt 9,6 USD/kg”, báo cáo của FPTS nhận định.

Các chuyên gia BSC cũng cho rằng, năm nay sản phẩm từ tôm khó có tốc độ tăng trưởng cao khi các quốc gia cạnh tranh quay trở lại hoạt động bình thường. Trong năm 2020, Ấn Độ và Ecuador (hai quốc gia cạnh tranh chính) đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh khiến quy trình sản xuất bị gián đoạn. Trong khi đó, Việt Nam với khả năng kiểm soát dịch tốt và chuỗi sản xuất tôm không bị đứt gãy đã tạo đà tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, năm nay tác động này khả năng khó có thể xảy ra khi các quốc gia quay lại sản xuất và giá bán tôm của Ấn Độ và Ecuador thấp hơn 10-15% so với tôm Việt Nam.

Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu tôm sang thị trường EU (chiếm 21% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam) kỳ vọng được hỗ trợ tích cực bởi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1-8-2020. Khi đó, tôm nguyên liệu đông lạnh ngay lập tức giảm về 0% khi Hiệp định có hiệu lực, trong khi mặt hàng tôm chế biến sẽ được giảm dần về 0% sau 7 năm Hiệp định có hiệu lực, cụ thể là kể từ ngày 1-1-2027.

Thuế suất hỗ trợ 0% cho mặt hàng tôm nguyên liệu sẽ thúc đẩy đáng kể lợi thế cạnh tranh của sản phẩm này tại thị trường EU. Trong khi đó, năm nay, mức thuế cho mặt hàng tôm chế biến vẫn là 7% - bằng với mức thuế ưu đãi GSP đang được hưởng. Do vậy, mặt hàng tôm chế biến của Việt Nam vẫn chưa đạt được nhiều lợi thế từ EVFTA.

Bên cạnh các triển vọng tích cực, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ đối mặt với rủi ro khi thuế suất chống bán phá giá sang thị trường Mỹ có thể tăng trong kỳ xem xét hành chính lần thứ 14 (POR14). Dù vậy, giới phân tích vẫn kỳ vọng sản phẩm tôm Việt Nam sẽ tiếp tục nhận được mức thuế chống bán phá giá 0% sang thị trường Mỹ như đã thể hiện tốt trong lần xem xét vừa qua - POR 13.

Năm 2021 nhu cầu tiêu thụ phục hồi tại các thị trường xuất khẩu sẽ hỗ trợ đà tăng trưởng các sản phẩm thủy sản. Với kỳ vọng các quốc gia kiểm soát dịch tốt hơn, nhu cầu tiêu thụ thủy sản sẽ hồi phục mạnh mẽ khi nhà hàng, trường học chiếm tỷ trọng lớn trong kênh phân phối tiêu thụ.

Việt Nam là quốc gia có thị phần xuất khẩu cá tra gần như tuyệt đối trên thế giới, chiếm 95%, năm 2019 (theo thống kê của Tổ chức Thương mại thế giới - ITC). Các quốc gia như Ấn Độ, Indonesia, Banglades, Myanmar hay Trung Quốc từ lâu đã bắt đầu hoạt động nuôi trồng cá tra, tuy nhiên, do đặc điểm môi trường nước, thời tiết…, thịt cá tra được nuôi tại các khu vực này có đặc điểm là thịt vàng, do đó không được ưa chuộng tại các thị trường xuất khẩu và mới chỉ được tiêu dùng nội địa.

Đối với cá tra, sản lượng cá tra nuôi trồng tại Việt Nam cũng được dự báo tiếp tục tăng, trong khi sản lượng và giá bán xuất khẩu phụ thuộc lớn vào sức mua của người tiêu dùng tại các kênh tiêu thụ chính. FPTS kỳ vọng sản lượng cá tra xuất khẩu sẽ phục hồi, nhờ nhu cầu tiêu thụ sẽ ấm dần sau thời gian dài im ắng của các kênh nhà hàng, khách sạn, khu du lịch khi tình hình dịch Covid-19 tại các thị trường xuất khẩu chính như Trung Quốc, Mỹ, EU… dần được kiểm soát.

Ngoài ra, tình trạng cạnh tranh với các loài cá thịt trắng thay thế trên thế giới sẽ gia tăng khi hầu hết sản lượng của cá rô phi, cá minh thái, cá hồi, cá tuyết trong năm nay đều được dự báo sẽ tăng trưởng tích cực. Do vậy, giá bán cá tra xuất khẩu của Việt Nam sẽ khó tăng mạnh.

Xuất khẩu thủy sản có thể đạt 9,4 tỉ USD
Nuôi cá tra xuất khẩu tại An Giang

Tuy nhiên, với kỳ vọng về lợi thế giá bán thấp hơn so với các sản phẩm thay thế và nỗ lực của các doanh nghiệp cá tra Việt Nam khi ngày càng tập trung vào sản phẩm chế biến giá trị gia tăng, đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sẽ góp phần đẩy mạnh giá trị xuất khẩu biến cá tra Việt Nam năm 2021.

Các chuyên gia BSC cho rằng, giá cá nguyên liệu chưa đủ hấp dẫn để người dân mở rộng vùng nuôi sẽ khiến cho nguồn cung cá tra khó có thể mở rộng trong 3-6 tháng. Với kỳ vọng nhu cầu sẽ cải thiện dần cùng với nguồn cung không mở rộng kịp (người dân thường mất 3-6 tháng từ khi thả nuôi đến khi thu hoạch được cá), BSC kỳ vọng giá xuất cá tra khả quan hơn trong năm 2021 (tăng 10%).

Theo dự báo của Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP), giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm nay đạt 9,4 tỉ USD. Bên cạnh các yếu tố hỗ trợ tích cực, ngành thủy sản Việt Nam sẽ đối mặt với rủi ro khi tình hình dịch bệnh sẽ kéo dài cũng như tốc độ phục hồi các kênh tiêu thụ sản phẩm thủy sản Việt Nam tại các thị trường phục hồi chậm hơn dự báo.

Mộc Miên

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,700 85,700
AVPL/SJC HCM 82,700 85,700
AVPL/SJC ĐN 82,700 85,700
Nguyên liệu 9999 - HN 84,200 84,500
Nguyên liệu 999 - HN 84,100 84,400
AVPL/SJC Cần Thơ 82,700 85,700
Cập nhật: 21/11/2024 04:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 84.000 85.200
TPHCM - SJC 82.700 85.700
Hà Nội - PNJ 84.000 85.200
Hà Nội - SJC 82.700 85.700
Đà Nẵng - PNJ 84.000 85.200
Đà Nẵng - SJC 82.700 85.700
Miền Tây - PNJ 84.000 85.200
Miền Tây - SJC 82.700 85.700
Giá vàng nữ trang - PNJ 84.000 85.200
Giá vàng nữ trang - SJC 82.700 85.700
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 84.000
Giá vàng nữ trang - SJC 82.700 85.700
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 84.000
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 83.900 84.700
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 83.820 84.620
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 82.950 83.950
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 77.190 77.690
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 62.280 63.680
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 56.350 57.750
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 53.810 55.210
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 50.420 51.820
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 48.300 49.700
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 33.990 35.390
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 30.510 31.910
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 26.700 28.100
Cập nhật: 21/11/2024 04:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 8,320 8,530
Trang sức 99.9 8,310 8,520
NL 99.99 8,360
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 8,310
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 8,410 8,540
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 8,410 8,540
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 8,410 8,540
Miếng SJC Thái Bình 8,300 8,570
Miếng SJC Nghệ An 8,300 8,570
Miếng SJC Hà Nội 8,300 8,570
Cập nhật: 21/11/2024 04:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,180.38 16,343.82 16,868.15
CAD 17,739.39 17,918.58 18,493.43
CHF 28,054.86 28,338.25 29,247.37
CNY 3,419.22 3,453.75 3,564.55
DKK - 3,544.55 3,680.28
EUR 26,241.47 26,506.53 27,680.33
GBP 31,400.68 31,717.86 32,735.41
HKD 3,180.05 3,212.17 3,315.22
INR - 300.06 312.05
JPY 158.24 159.84 167.44
KRW 15.78 17.54 19.03
KWD - 82,516.62 85,815.53
MYR - 5,626.82 5,749.54
NOK - 2,269.24 2,365.59
RUB - 240.30 266.01
SAR - 6,745.96 6,993.92
SEK - 2,280.95 2,377.80
SGD 18,517.13 18,704.17 19,304.23
THB 650.25 722.50 750.17
USD 25,170.00 25,200.00 25,499.00
Cập nhật: 21/11/2024 04:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,200.00 25,201.00 25,499.00
EUR 26,359.00 26,465.00 27,543.00
GBP 31,573.00 31,700.00 32,636.00
HKD 3,194.00 3,207.00 3,308.00
CHF 28,190.00 28,303.00 29,142.00
JPY 160.01 160.65 167.45
AUD 16,265.00 16,330.00 16,811.00
SGD 18,629.00 18,704.00 19,210.00
THB 716.00 719.00 749.00
CAD 17,844.00 17,916.00 18,415.00
NZD 14,750.00 15,231.00
KRW 17.47 19.18
Cập nhật: 21/11/2024 04:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25341 25341 25499
AUD 16201 16301 16866
CAD 17831 17931 18486
CHF 28294 28324 29127
CNY 0 3472.9 0
CZK 0 1011 0
DKK 0 3579 0
EUR 26376 26476 27351
GBP 31697 31747 32850
HKD 0 3266 0
JPY 160.18 160.68 167.21
KHR 0 6.032 0
KRW 0 18 0
LAK 0 1.11 0
MYR 0 5869 0
NOK 0 2284 0
NZD 0 14757 0
PHP 0 407 0
SEK 0 2307 0
SGD 18548 18678 19406
THB 0 676.3 0
TWD 0 779 0
XAU 8270000 8270000 8570000
XBJ 8000000 8000000 8570000
Cập nhật: 21/11/2024 04:00