Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Xuất khẩu dầu của Iran tăng mạnh trong quý đầu năm 2022

10:10 | 29/04/2022

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Xuất khẩu dầu của Iran đã tăng 30% so với năm ngoái lên 870.000 thùng/ngày trong quý đầu tiên của năm 2022, The Wall Street Journal trích dẫn dữ liệu từ nhà cung cấp dữ liệu hàng hóa Kpler.
Xuất khẩu dầu của Iran tăng mạnh trong quý đầu năm 2022

Xuất khẩu dầu của Iran trong quý I tăng nhanh nhất trong số tất cả các nhà khai thác ở Trung Đông, trong khi khối lượng xuất khẩu được ước tính là cao nhất kể từ khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran hồi năm 2018, Kpler cho biết.

Việc Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine đã làm ngưng trệ dòng chảy thương mại dầu toàn cầu và khuyến khích Iran tăng cường xuất khẩu - bất chấp thực tế là nước này vẫn đang chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Iran hầu như chỉ bán dầu thô của mình cho Trung Quốc và chưa bao giờ ngừng bán dầu thô kể từ khi Tổng thống Trump tái áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Tehran vào năm 2018. Hiện tại, Trung Quốc cũng đang khuyến khích nhập khẩu nhiều dầu thô của Iran hơn.

Trong năm của Iran kết thúc vào ngày 20/3/2022, xuất khẩu dầu của Iran đã tăng hơn 40%, Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ Iran Javad Owji cho biết vào đầu tháng này.

Trong khi đó, các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc đã không vội vàng mua dầu thô của Nga được chiết khấu cao trên thị trường giao ngay, trong bối cảnh các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga được thắt chặt.

Trung Quốc, quốc gia ngày càng có mối quan hệ chặt chẽ hơn với Nga trong lĩnh vực năng lượng, đã không chính thức lên án cuộc chiến của Nga ở Ukraine, nhưng chính phủ của họ gần đây tỏ ra thận trọng về các thỏa thuận giao ngay mới.

Công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie nhận định, Trung Quốc chưa tỏ ra quá thèm muốn dầu thô của Nga vì một số yếu tố. Chúng bao gồm chi phí vận chuyển đắt đỏ đối với hàng hóa Nga do các lệnh trừng phạt, thách thức trong vấn đề thanh toán và bảo hiểm tàu ​​chở dầu.

Thực tế là hành trình của tàu chở dầu Urals mất gấp đôi thời gian so với các tuyến Trung Đông đến Trung Quốc.

Bình An