Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Xu hướng phát triển của ngành kinh tế năng lượng

19:00 | 14/12/2022

652 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Thế giới đang phải đương đầu với thách thức khi cần nhiều năng lượng hơn cho tăng trưởng nền kinh tế, nhưng đồng thời phải cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Thách thức đó đòi hỏi thế giới phải tìm kiếm dạng năng lượng mới ưu việt hơn. Đây cũng là thách thức của ngành dầu khí Việt Nam. Tuy nhiên, cần khẳng định rõ vị trí của ngành dầu khí Việt Nam, đặc biệt trong khẳng định chủ quyền quốc gia, bảo đảm an ninh năng lượng, tạo động lực cho các ngành kinh tế khác….
Xu hướng phát triển của ngành kinh tế năng lượng
Xu hướng phát triển của ngành kinh tế năng lượng

Đến năm 2023, năng lượng sinh học vẫn là nguồn năng lượng tái tạo chiếm ưu thế. Tỷ lệ năng lượng tái tạo trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng toàn cầu dự kiến sẽ tăng 1/5 trong 5 năm tới để đạt 12,4% vào năm 2023. Năng lượng tái tạo hiện đại được sử dụng trong 3 lĩnh vực: sản xuất điện, tạo nhiệt, giao thông vận tải.

Năng lượng tái tạo sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ngành điện, cung cấp gần 30% nhu cầu điện trong năm 2023 (từ mức 24% năm 2017). Trong giai đoạn này, năng lượng tái tạo được dự báo sẽ đáp ứng hơn 70% mức tăng trong sản xuất điện toàn cầu, dẫn đầu là năng lượng mặt trời và tiếp sau đó là năng lượng gió, thủy điện và năng lượng sinh học. Thủy điện vẫn là nguồn tái tạo lớn nhất, đáp ứng 16% nhu cầu điện toàn cầu vào năm 2023, tiếp theo là năng lượng gió (6%), năng lượng điện mặt trời (4%) và năng lượng sinh học (3%).

Mặc dù tăng trưởng chậm hơn ngành điện, song ngành nhiệt (bao gồm sưởi ấm cho các tòa nhà hoặc cho ngành công nghiệp) sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số các năng lượng tái tạo để đáp ứng nhu cầu năng lượng vào năm 2023. Mức tiêu thụ năng lượng tái tạo trong ngành nhiệt được dự kiến sẽ tăng 20%, nhưng cũng chỉ đáp ứng 12% nhu cầu của ngành nhiệt vào năm 2023 do nhu cầu về nhiệt sẽ tăng mạnh bởi sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số.

Năng lượng tái tạo sử dụng ở lĩnh vực giao thông vận tải chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng nhu cầu năng lượng của ngành, vì các phương tiện, sản phẩm sử dụng xăng, dầu vẫn nhiều. Năng lượng tái tạo sử dụng trong giao thông vận tải chủ yếu từ nhiên liệu sinh học.

Nhằm nêu ra các vấn đề nội tại của ngành năng lượng nói chung từ đó có những định hướng phát triển ngành năng lượng gắn liền với phát triển kinh tế, các ngành kinh tế nhận thức được giới hạn của ngành năng lượng, qua đó giúp xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển phù hợp, Ban Khoa giáo - Đài Truyền hình Việt Nam tiếp tục sản xuất chương trình “Phát triển Kinh tế Năng lượng” năm 2022 và được phát sóng vào lúc 17h30 thứ 5, thứ 6 và thứ 7 hàng tuần, trên kênh VTV2. Chương trình có sự tham gia đồng hành của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và Công ty Cổ phần lọc hóa Dầu Bình Sơn (BSR).

P.V