Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Xây dựng SGK phải gần gũi với cuộc sống

09:49 | 04/11/2013

545 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Sách giáo khoa (SGK) mới sau năm 2015 đứng trước đòi hỏi phải khắc phục tình trạng tái hiện kiến thức đơn thuần như hiện nay bằng cách đưa vào những nội dung thiết thực, gần gũi với cuộc sống.

>> Giáo viên bảo thủ - sự cản trở đổi mới giáo dục

>> CẤU TRÚC SGK SAU 2015: Lấy học sinh làm trung tâm để thay đổi

SGK cần đậm giá trị cuộc sống

GS Đinh Quang Báo, bộ phận thường trực Ban Chỉ đạo Đề án Đổi mới chương trình và SGK phổ thông sau 2015, cho biết: “Sách mới sẽ phải có cấu trúc gồm 2 phần, bao gồm cả nội dung kiến thức lẫn phương pháp nhận thức. Ngoài thông tin nội dung chủ yếu, cơ bản do chương trình quy định còn có các câu hỏi, bài tập, các kênh hình, bài đọc thêm, tài liệu tham khảo, sự kiện minh chứng...”.

Trong khi đó, PGS Nguyễn Kế Hào, Phó giám đốc Trung tâm công nghệ giáo dục (NXB Giáo dục VN), đề nghị nội dung chương trình học thể hiện cụ thể ở SGK cần đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống hiện đại - học để sống một cuộc sống phù hợp với lứa tuổi. Ông cho rằng: “SGK vẫn rất cần những nội dung cơ bản có tính hàn lâm làm nền tảng. Vấn đề là làm thế nào để đảm bảo được sự hài hòa, cân đối giữa nội dung có tính hàn lâm và nội dung có tính ứng dụng”.

Đồng quan điểm, GS Nguyễn Lộc, Phó viện trưởng Viện Khoa học giáo dục VN, cho rằng: Sách không chỉ chủ yếu là văn bản cung cấp thông tin kiến thức môn học như hiện nay mà kiến thức sẽ chú trọng vào giải quyết các tình huống trong cuộc sống hằng ngày.

SGK hiện nay đang quá nặng tính hàn lâm, nhẹ tính thực tiễn.

Lấy ví dụ cụ thể từ môn tiếng Việt ở tiểu học, GS Nguyễn Minh Thuyết đưa ra một hình dung về SGK của môn học này trong tương lai: Sách đặt học sinh vào những tình huống giao tiếp thật. Trong quá trình này, người học buộc phải sử dụng ngôn ngữ để trình bày ý kiến của mình nên giáo viên sẽ đánh giá được nhu cầu về từ ngữ và cấu trúc để cung cấp cho người học thay vì áp đặt trước cho họ như các chương trình cấu trúc truyền thống.

TS Dương Quang Ngọc, Viện Khoa học giáo dục VN, đề nghị: “Sách cần giúp học sinh liên hệ với cuộc sống bên ngoài nhà trường”. Sách phải có ví dụ từ cuộc sống, vận dụng kiến thức giải quyết tình huống thường gặp trong cuộc sống; khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động ngoài nhà trường để mở rộng và áp dụng những gì đang học.

Chưa có người viết SGK chuyên nghiệp

Theo GS Đinh Quang Báo, ở nước ta không có cơ sở (viện hoặc trung tâm) nghiên cứu biên soạn SGK riêng biệt như ở một số nước khác trên thế giới, cho nên không có đội ngũ các nhà sư phạm chuyên sâu về SGK, hoạt động chuyên nghiệp biên soạn SGK.

Phần lớn các tác giả tự rút kinh nghiệm qua tham gia nhiều đợt biên soạn sách nên tuy rất uyên bác về chuyên môn nhưng còn hạn chế về tri thức giáo dục học. Lần biên soạn chương trình và SGK tới đây sẽ là cơ hội để hình thành đội ngũ tác giả có thể hoạt động lâu dài, có tính chuyên nghiệp và biên soạn.

PGS Nguyễn Kế Hào, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ Giáo dục cũng nêu ý kiến: “SGK chỉ đạt yêu cầu khi có sự tham gia của đại diện các nhà khoa học thuộc các môn học, nhà giáo dục (tâm lý học, giáo dục học), nhà giáo và do chính học sinh thẩm định. SGK cũng phải đảm bảo được ba nguyên tắc: phát triển, chuẩn mực, tối ưu. Mỗi cấp học có vài ba bộ SGK khác nhau để giáo viên, học sinh lựa chọn”.

Bên cạnh đó, việc thiếu tiêu chí đánh giá SGK hiện đang là nguyên nhân khiến chính Bộ GD-ĐT gặp lúng túng khi phê duyệt. GS. TS Mike Horsley, Chủ tịch Hiệp hội nghiên cứu quốc tế về SGK, Australia cho biết, hàng năm, Hiệp hội các NXB Australia đều tổ chức cuộc thi bình chọn SGK và tài liệu dạy học tốt nhất. Tiêu chí đánh giá, thẩm định SGK và tài liệu dạy học trên lớp cũng không phải là bất biến mà tùy vào nhận thức xã hội mỗi thời điểm.

GS Đinh Quang Báo cho rằng nước ta chưa có đội ngũ viết SGK chuyên nghiệp.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cũng đồng tình khi cho rằng cần phải có hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá SGK để làm căn cứ xuất phát cho các tác giả SGK, đồng thời làm công cụ cho việc đánh giá, thẩm định SGK giúp cho Bộ GD-ĐT trong việc phê duyệt, cho phép sử dụng SGK trong dạy học. 

GS. TS Olena Pometun, Viện Hàn lâm khoa học giáo dục quốc gia Ukraina chia sẻ, trong quá trình biên soạn SGK, tác giả cần phải tính đến các điều kiện, yêu cầu, và giới hạn như mô hình giảng dạy, tuổi và đặc điểm cá nhân của học sinh. Một trong những lưu ý của vị GS này là việc thiếu coi trọng với các bài học thêm, bổ sung trong SGK. “SGK trước đây phần bổ sung không được coi trọng. Tuy nhiên, hiện nay vai trò này đã được đánh giá lại, đặc biệt với ngành khoa học xã hội và nhân văn. Nội dung bổ sung gồm những tư liệu, trích đoạn từ các tài liệu khoa học thường thức, tiểu thuyết viễn tưởng, tiểu sử các nhà khoa học… giúp khơi dậy niềm hứng thú của học sinh, giúp các em liên hệ giữa học tập với thực tiễn cuộc sống. 

Ý kiến của nhiều chuyên gia còn cho rằng, quá trình biên soạn SGK cần nhìn nhận lại vai trò của phần nội dung bổ sung trong mỗi bài học, nhất là đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn. Trước đây, nội dung này thường bị cho là phụ, người dạy, người học đều ít quan tâm. Nội dung bổ sung gồm những tư liệu, đoạn trích từ các tài liệu, tiểu sử…, tạo thuận lợi cho HS mở rộng kiến thức và liên hệ với thực tiễn. Ngoài ra, các nội dung trong SGK cũng cần được thiết kế để có tính trọn vẹn nhất định, trong đó ứng với mỗi phần kiến thức cần có yêu cầu về hoạt động của HS nhằm kích thích HS tìm tòi, mở mang kiến thức và giải quyết vấn đề. Đây là cơ sở quan trọng trong quá trình biên soạn SGK nhằm hướng đến mục tiêu hình thành và phát triển năng lực hành động cho người học.

Khánh An