Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Xài sang 1

08:58 | 18/08/2011

1,754 lượt xem
|
(PetroTimes) - Sống sang, ăn sang, tiêu sang, chơi sang đang thành cái mốt của không ít người. Kẻ lắm tiền đã vậy, người ít tiền cũng cố đua đòi, tập tọng “học làm sang”. Người ta ganh đua nhau, chỉ sợ mình mang tiếng là hèn kém, là “không chịu chơi”, là “tẩm”.

(Bài đã đăng trên Tạp chí Cộng sản, số 10-1987)

Trong bài “Những việc cần làm ngay” đăng trên Báo Nhân Dân, ngày 11/8/1987, đồng chí N.V.L đã nêu hiện tượng có một số cơ quan và cán bộ công tác ở nước ngoài thích sắm và đi xe ôtô sang trọng, đắt tiền, mỗi chiếc phải mua với giá tương đương với toàn bộ số ngoại tệ của một huyện thu được do xuất khẩu lạc trong một năm… Hiện nay, khắp các tỉnh, thành cả nước, trong khi các xe hơi dùng còn tốt, nhiều cơ quan, thủ trưởng vẫn cho sắm các xe con kiểu mới để đi lại cho oai, cho sang… Bài báo đã gọi "đây là một sự thật nhức nhối”.

Cuộc sống hiện nay đang có không biết bao nhiêu những hiện tượng nhức nhối kiểu như vậy.

Có người cậy mình buôn bán, lắm của nhiều tiền, hợm hĩnh, thích phô trương, sĩ diện, ăn tiêu theo lối “ném tiền qua cửa sổ”. Người ta cưới vợ cho con hoặc làm ma báo hiếu cho cha mẹ ăn uống linh đình mấy ngày.

Có người ỷ thế có nguồn cứu trợ từ nước ngoài hay có khoản hoa hồng “trời cho” nào đó, ăn chơi đập phá xả láng, lai rai nhậu nhẹt tối ngày. Qua những tiệm rượu, tiệm cà phê, có thể thấy tấp nập những người có máu “anh chị” “chịu chơi”; họ xài toàn những thứ thiệt sang, thiệt quý. Bia phải bia hộp, rượu phải rượu Tây, thuốc lá phải galăng hay ba số. Món ăn giò chả đối với họ chẳng nghĩa lý gì, xoàng họ cũng phải dùng những thứ “đặc sản” khó kiếm…

Sống sang, ăn sang, tiêu sang, chơi sang đang thành cái mốt của không ít người. Kẻ lắm tiền đã vậy, người ít tiền cũng cố đua đòi, tập tọng “học làm sang”. Người ta ganh đua nhau, chỉ sợ mình mang tiếng là hèn kém, là “không chịu chơi”, là “tẩm”.

Cái bệnh sĩ diện, thích chơi sang lây lan vào cả một số cơ quan, đơn vị hành chính. Không ít nơi chạy vạy cố xây cho được những trụ sở sang trọng, nhà văn hóa kiểu cách, cửa hàng diêm dúa, lộng lẫy… tốn rất nhiều tiền, nhưng dường như chỉ để phô trương, hiệu quả sử dụng rất kém. Trong khi Nhà nước còn thiếu ngoại tệ để mua vật tư, nguyên liệu, phân bón, thuốc trừ sâu… những thứ thiết yếu phục vụ sản xuất, thì có cơ quan vẫn cứ dùng ngoại tệ, kể cả ngoại tệ mạnh, để mua sắm những thứ hàng tiêu dùng cao cấp chưa thật cần thiết, hoặc những hàng xa xỉ, không phù hợp với điều kiện và túi tiền của mình.

Hiện tượng dùng tiền của công để quà cáp biếu xén cho nhau, liên hoan chè chén, chiêu đãi, thù tiếp lẫn nhau, xảy ra khá phổ biến. Có những ông giám đốc, những vị thủ trưởng quanh năm mùa nào thức ấy, được cấp dưới biếu quà, gửi tặng phẩm một cách trọng thị. Thôi thì ngày tết, ngày lễ, ngày kỷ niệm thành lập xí nghiệp, thành lập ngành, mừng hoàn thành kế hoạch sản xuất, mừng khánh thành một ngôi nhà mới dựng, một công trình mới xây… cứ mỗi dịp lại một món quà có giá. Nạn ăn uống chè chén khá lu bù. Báo Nhân Dân, ngày 18/8/1987, cho biết, chỉ tính riêng 6 khách sạn ở tỉnh H, trong 6 tháng đầu năm đã có 166 bữa tiệc hội nghị, chi ăn mỗi suất tốn bằng mấy tháng lương của một kỹ sư vừa hết thời hạn thực tập. Nghe nói đó mới chỉ là những “bữa cơm hội nghị” loại bình thường hoặc loại xoàng. Ở nhiều nơi còn có những bữa tiệc sang hơn, thịnh soạn hơn; có những bữa chiêu đãi, khách vừa ăn vừa nhậu thỏa thích, vừa được nghe nữ ca sĩ hát rất “mùi”… Thậm chí có ông giám đốc ngân hàng ra Hà Nội họp, nghỉ tại khách sạn cũng tổ chức chiêu đãi, có “ca sĩ” mà ông luôn mang theo. Nếu ai bớt thời gian thử tính xem một năm các địa phương, các đơn vị có bao nhiêu cuộc hội nghị, bao nhiêu buổi liên hoan, bao nhiêu lần tiếp khách (khách đến, khách đi, khách cấp trên, khách bạn hàng, khách kiểm tra, thanh tra, khách tham quan trao đổi kinh nghiệm, khách ban thi đua, khách nhà báo, khách trong nước và cả khách nước ngoài…), tổng cộng cả nước có bao nhiêu khách sạn phục vụ những cuộc tiệc tùng như thế, chắc sẽ không khỏi kinh ngạc, giật mình bởi những con số chi phí quá to, quá nhức nhối.

Điều đáng nói là có những vị ăn ở, đi lại quá cầu kỳ, kiểu cách và tốn kém. Ở thì rộng quá xa tiêu chuẩn, với nhiều căn hộ, ở nhiều địa điểm khác nhau. Tiện nghi trang bị, mua sắm toàn những thứ sang trọng, đắt tiền. Có vị xây xong nhà cho mình lại xây luôn nhà cho con; hôm nay quét vôi màu này, ngày mai không ưng lại cho quét thay màu khác. Nhiều người tiêu xài quá đáng. Điện Nhà nước họ cứ việc dùng, một tháng hết 4.000-5.000 số, cũng không cần để ý. Rồi còn con cái, anh em thân thích. Họ mặc toàn đồ sang, dùng toàn thứ quý, ăn uống đủ thứ ngon vật lạ. Của cải ấy, tiền bạc ấy ở đâu ra? Chắc chắn không phải hoàn toàn do lao động chân chính của họ mang lại. Nhưng dù từ nguồn nào thì tất cả những của cải, tiền bạc ấy, xét cho cùng đều là mồ hôi, là nước mắt, thậm chí cả xương máu của đồng bào, chiến sĩ ta. Ai cho họ được mặc sức tiêu xài phóng túng như vậy? Phải chăng họ cậy mình có quyền thế, có tiền bạc, tự cho phép mình được vung phí của công, không nghĩ gì đến mồ hôi nước mắt của nhân dân, quên mất cả thanh liêm đạo đức?

Cái tệ sử dụng lãng phí xe con cũng đang khá nghiêm trọng. Theo Báo Nhân Dân, ngày 4/9/1987, hiện nay cả nước có hơn 50 nghìn xe con các loại, chiếm hơn 25% tổng số xe hiện có. Có nhiều trường hợp dùng xe không đúng quy định, không có tiêu chuẩn cũng cứ dùng xe con của công đi làm. Nhiều xe công được dùng vào việc riêng. Tổ chức một đám cưới cho con cũng phải có xe đưa đón dâu, rể… Do việc dùng xe con bừa bãi như vậy cho nên rất tốn xăng dầu. Tính ra, số xăng dầu mà xe con dùng quá mức quy định đã làm lãng phí từ 50 đến 70 nghìn tấn một năm…

Tục ngữ có câu “miệng ăn núi lở”, “mưa dầm lâu cũng lụt”, mà “đã lụt thì lút cả làng”. Một nền kinh tế dù có vững vàng bao nhiêu, sản xuất dù phát triển như thế nào, nhưng nếu không tiết kiệm, cứ tiêu dùng hoang phí thì chẳng khác nào gió vào nhà trống, rốt cuộc của cải vào lỗ hà ra lỗ hổng, làm bao nhiêu tay không vẫn hoàn tay không. Không phải ngẫu nhiên mà các nước có nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân rất cao người ta vẫn rất đề cao vấn đề tiết kiệm. Tiết kiệm đối với họ bao giờ cũng là quốc sách. Huống chi đối với ta, một đất nước phải chịu hậu quả nặng nề của mấy cuộc chiến tranh tàn phá ác liệt, hiện đang cần phải xây dựng nhiều thứ, trước mắt có rất nhiều khó khăn, làm sao lại có thể lãng quên vấn đề tiết kiệm, chi tiêu một cách xả láng? Những người tự bỏ tiền túi của mình ra để tiêu xài lãng phí trong khi đất nước còn nghèo và có nhiều khó khăn đã là thất nhân tâm, rất đáng phê phán. Những người lấy tiền của của Nhà nước, của tập thể để chi dùng quá mức cho cuộc sống riêng của mình càng cần phải nghiêm khắc phê phán và tùy trường hợp phải bị xử lý thích đáng…

Chúng ta không phản đối việc ăn ngon, mặc đẹp, ở rộng, đầy đủ tiện nghi, đi lại thuận tiện, dễ dàng; không bác bỏ cuộc sống đầy đủ, đàng hoàng do thu nhập chính đáng bằng lao động của mỗi người đem lại, không đố kỵ với những người có điều kiện sống khá giả. Trái lại, sống sung sướng, hạnh phúc trong công bằng là mục đích của chủ nghĩa xã hội; chúng ta phấn đấu hy sinh là cốt làm cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình ngày càng được sung sướng hơn, hạnh phúc hơn. Nhưng chúng ta không thể đồng tình với những lối sống quá cầu kỳ, hợm hĩnh, quá cách biệt, xa lạ với đời sống chung của mọi người lao động, không phù hợp với hoàn cảnh của đất nước. Đồng thời, chúng ta kiên quyết lên án những hành vi lợi dụng chức quyền tham ô, ăn cắp của công, làm lãng phí nghiêm trọng tài sản của Nhà nước và của tập thể để có cuộc sống xa hoa, phè phỡn. Mọi sự tiêu dùng lãng phí, xa xỉ không thể làm tăng thêm danh giá cho cơ quan hay cá nhân người nào. Trái lại, nó gây ra không biết bao nhiêu tốn kém, ảnh hưởng đến nền kinh tế tài chính của nước ta, tạo ra một lối sống không lành mạnh trong xã hội ta, làm hư hỏng nhiều cán bộ, đảng viên và góp phần tạo ra sự cách biệt giữa cán bộ và quần chúng, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng.

{lang: 'vi'}

N.P.T