Việt Nam ngày càng phòng vệ thương mại hiệu quả
Theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), chính sách thương mại của các nước thời gian vừa qua đang chứng kiến các xu thế có phần trái ngược nhau. Một mặt nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, đẩy mạnh việc tự do hóa thương mại thông qua việc ký kết, gia nhập các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương.
Một số mặt hàng thép có dấu hiệu phá giá thị trường Việt Nam đã lập tức bị điều tra. |
Mặt khác, xu thế bảo hộ trên thế giới đang gia tăng, đặc biệt là việc sử dụng các biện pháp bảo hộ dưới hình thức phòng vệ thương mại truyền thống như chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ hay những hình thức mới như chống gian lận xuất xứ và lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại nhằm ngăn cản hàng nhập khẩu, bảo vệ các ngành sản xuất trong nước.
Đặc biệt, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 tuy góp phần mở rộng thị trường đem lại lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam song cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về thương mại như gian lận nguồn gốc xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp, lẩn tránh thuế…
Cũng như các FTA truyền thống và FTA thế hệ mới khác, EVFTA đã có điều khoản về phòng vệ thương mại. Hầu hết các FTA đều có mục tiêu xóa bỏ toàn bộ rào cản đối với thương mại và hạn chế hoặc không áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Tuy nhiên, việc loại bỏ rào cản thuế quan trong FTA đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, vì các ngành sản xuất trong nước vẫn tiếp tục tìm kiếm sự bảo vệ khi cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
Theo ông Nguyễn Phương Nam - Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), thời gian qua số lượng các vụ việc điều tra, áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của ta tiếp tục gia tăng.
Tính đến hết tháng 9/2020, đã có 193 vụ việc phòng vệ thương mại do nước ngoài khởi xướng điều tra đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bao gồm nhiều mặt hàng, gồm cả các mặt hàng xuất khẩu quan trọng như thuỷ sản (tôm, cá tra), sắt thép, nhôm, gỗ…
Trong đó, chỉ riêng 9 tháng đầu năm 2020, số lượng vụ việc đã đạt 29 vụ, cao gấp 1,8 lần tổng số vụ việc trong cả năm 2019.
Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi chính đáng, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án "Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ” (Đề án 824) vào ngày 4/7/2019.
Quả vải thiều - nông sản của tỉnh Bắc Giang được chiếu xạ tại Hà Nội để xuất khẩu sang Australia. |
Với sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ cũng như nỗ lực của Bộ Công Thương trong thực thi pháp luật về phòng vệ thương mại, Việt Nam đã và đang phát huy vai trò của các biện pháp phòng vệ thương mại như một lực lượng đắc lực để bảo vệ thị trường trong nước, nhằm ngăn chặn tác động tiêu cực của hàng nhập khẩu đến sản xuất trong nước và lao động, việc làm, bảo đảm an ninh kinh tế và an sinh xã hội.
Tính đến nay, Việt Nam đã điều tra 19 vụ việc phòng vệ thương mại và đang xử lý hồ sơ khởi kiện của nhiều ngành hàng khác. Các sản phẩm bị điều tra, áp thuế tương đối đa dạng từ nguyên vật liệu như sắt thép, kim loại, hóa chất, nhựa, phân bón cho đến hàng tiêu dùng như bột ngọt, đường.
Các biện pháp phòng vệ thương mại đã được Bộ Công Thương áp dụng kịp thời, góp phần bảo vệ việc làm của hơn 150.000 người lao động thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước với mức thuế thu được ước tính lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Đồng thời nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về các biện pháp phòng vệ thương mại.
Có thể khẳng định rằng, Việt Nam đã và đang ứng phó hiệu quả, đồng thời phát huy vai trò của các biện pháp phòng vệ như một công cụ để bảo đảm môi trường thuơng mại công bằng, một mặt bảo vệ hàng hóa xuất khẩu tại thị trường nước ngoài, mặt khác giúp doanh nghiệp đứng vững tại "sân nhà".
P.V
Đẩy mạnh điều tra bán phá giá mặt hàng đường lỏng | |
Phản đối việc đưa tôn mạ lạnh Việt Nam vào danh sách bán phá giá | |
Để có một thị trường "sạch" |
-
Tôn vinh Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh năm 2024
-
VLF 2024: Khu thương mại tự do - Giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics
-
Giá vàng hôm nay (1/11): Thị trường thế giới quay đầu giảm
-
Sóc Trăng hợp tác nuôi trồng thủy sản bền vững
-
Bộ Công Thương phát động Cuộc thi tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương