Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

VIB nhận định kênh Bancassurance sẽ tăng trưởng tốt giữa lúc niềm tin khách hàng "suy giảm"

08:40 | 17/03/2023

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Năm 2023, ngân hàng VIB kỳ vọng hoạt động bán bảo hiểm thông qua hệ thống ngân hàng (kênh Bancassurance) sẽ tiếp tục khởi sắc giữa bối cảnh niềm tin của khách hàng bị đánh mất, cơ quan quản lý liên tiếp ra thông điệp thắt chặt.
VIB bị xử phạt, truy thu hơn 9,7 tỷ đồng do vi phạm về thuếVIB bị xử phạt, truy thu hơn 9,7 tỷ đồng do vi phạm về thuế
Tài sản thế chấp tại ngân hàng VIB hơn 500.000 tỷ đồng, bất động sản chiếm 65%Tài sản thế chấp tại ngân hàng VIB hơn 500.000 tỷ đồng, bất động sản chiếm 65%

VIB kỳ vọng Bancassurance sẽ tăng trưởng tốt năm 2023

Sáng ngày 15/3, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (Mã: VIB) tiến hành ĐHĐCĐ thường niên 2023. Đây là ngân hàng đầu tiên tổ chức ĐHĐCĐ thường niên trong năm nay.

Tại phiên thảo luận, cổ đông VIB đặt câu hỏi với ban lãnh đạo ngân hàng về việc hoạt động Bancassurance sẽ bị ảnh hưởng như thế nào trong năm 2023, sau khi Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước ra thông điệp thắt chặt hoạt động bán bảo hiểm thông qua hệ thống ngân hàng.

VIB nhận định kênh Bancassurance sẽ tăng trưởng tốt giữa lúc niềm tin khách hàng
ĐHĐCĐ thường niên 2023 của VIB khai mạc lúc 8 giờ ngày 15/3 (nguồn ảnh: Internet)

Theo đó, ông Đặng Khắc Vỹ - Chủ tịch HĐQT VIB cho biết, ngân hàng này gia nhập sau ở lĩnh vực Bancassurance, nhưng trong 4 năm vừa qua liên tục ở vị trí top 3 về doanh số phân phối sản phẩm bảo hiểm và 2/4 năm đó ở vị trí số 1.

Hoạt động Bancassurance trong năm 2022 có ảnh hưởng nhẹ do yếu tố thị trường trong bối cảnh trái phiếu doanh nghiệp của các ngân hàng khác cũng như 1 số ngân hàng bán sản phẩm Bancassurance không chính xác làm cho uy tín cũng như góc nhìn đối với sản phẩm này bị ảnh hưởng.

VIB đã trao đổi với công ty bảo hiểm làm sao đưa sản phẩm đúng nghĩa đến với người tiêu dùng, đây là sản phẩm không thể thay thế.

Trong năm 2022, Bancassurance của VIB tăng trưởng 8%. Ngân hàng VIB đã cân bằng giữa bán bảo hiểm cho khách hàng vay cũng như khách hàng tiền gửi. VIB đang đàm phán với Prudential gia hạn hợp đồng trong 13 năm tới, tạo ra lợi ích thiết thực cho những người tham gia mua bảo hiểm, bảo hiểm khoản vay, bảo hiểm đầu tư…

Năm 2023, VIB tin tưởng hoạt động Bancassurance của ngân hàng sẽ tăng trưởng tốt.

Theo tìm hiểu, năm 2015, ngân hàng VIB và Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam (Prudential) chính thức ký kết thỏa thuận đối tác chiến lược lâu dài, triển khai mô hình kinh doanh bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) trong thời hạn 15 năm. Từ sau đó, nguồn thu từ hoa hồng bảo hiểm ngày càng gia tăng trên báo cáo tài chính của VIB.

Trong 4 năm gần đây (2019-2022), doanh thu từ dịch vụ hoa hồng bảo hiểm của VIB đều đạt trên 1.000 tỷ đồng. Năm 2018, thu phí hoạt động bảo hiểm mới chỉ đạt gần 240 tỷ đồng. Tuy nhiên, con số này đã tăng lên 1.112 tỷ đồng vào năm 2019 và hơn 1.217 tỷ đồng vào năm 2020. Đến năm 2022, thu nhập từ dịch vụ hoa hồng bảo hiểm của VIB đạt 1.302 tỷ đồng, tăng nhẹ 9% so với năm 2021.

VIB nhận định kênh Bancassurance sẽ tăng trưởng tốt giữa lúc niềm tin khách hàng

Kênh Bancassurance đánh mất niềm tin ở khách hàng

Trong những năm gần đây, ngoài việc phát triển tín dụng có chọn lọc hơn, các ngân hàng đẩy mạnh việc đa dạng hóa nguồn thu nhập từ các hoạt động phi tín dụng, mà trong đó nguồn thu từ bán bảo hiểm đang là con gà đẻ trứng vàng cho các ngân hàng thương mại.

Sản phẩm bán chéo bảo hiểm qua ngân hàng hay còn gọi là Bancassurance thực chất là hãng bảo hiểm mượn uy tín và mạng lưới của hệ thống ngân hàng để bán bảo hiểm. Từ đó, Bancassurance trở thành một kênh phân phối bảo hiểm ngày càng quan trọng khi tỷ trọng đã tăng mạnh trong những năm qua, từ mức 13% năm 2016 tăng lên khoảng 24-27% trong giai đoạn 2020-2022. Việc phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đã mang lại nguồn thu nhập lớn từ hoạt động phi tín dụng cho các ngân hàng trong những năm qua.

Tuy nhiên, trong thời gian qua trên kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng có nhiều vấn đề phát sinh như ép mua bảo hiểm, nhân viên tư vấn sai lệch sản phẩm bảo hiểm thành sản phẩm tiết kiệm, thậm chí có một số trường hợp khai khống tình trạng sức khoẻ, thu nhập để bán bảo hiểm...

Tình trạng này khiến nhiều khách hàng rơi vào tình cảnh trớ trêu khi tiền gửi tiết kiệm, đầu tư tự dưng biến thành hợp đồng bảo hiểm, không thể rút tiền ra thậm chí có thể bị mất trắng.

Những khiếu nại đã xuất hiện nhiều lần trong các năm trước và các cơ quan quản lý cũng đã có những khuyến cáo, yêu cầu các ngân hàng thực hiện đúng quy định trong việc bán chéo bảo hiểm nhưng việc thiếu đi những chế tài mạnh khiến cho tình trạng này vẫn tiếp tục diễn ra.

Cho tới khi các sự vụ bùng phát rộng và được phản ánh liên tiếp trên các phương tiện truyền thông trong thời gian gần đây, sự vào cuộc của các cơ quan quản lý mới được đẩy mạnh và quyết liệt hơn. Các ngân hàng cũng phải "rón rén" hơn trong việc bán chéo bảo hiểm của mình.

Ngày 20/2, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc có chỉ đạo ‘nóng’ việc ép buộc khách vay ngân hàng phải mua bảo hiểm.

Theo đó, Bộ trưởng yêu cầu thanh, kiểm tra các công ty bảo hiểm, không để tiếp tục xảy ra tình trạng doanh nghiệp bảo hiểm liên kết với ngân hàng ép buộc khách hàng tới giao dịch phải mua bảo hiểm mới cho vay vốn và việc giới thiệu người gửi tiết kiệm đầu tư sản phẩm bảo hiểm liên kết trái quy định.

Ngày 21/2, đường dây nóng của Ngân hàng Nhà nước cùng với Cục Quản lý giám sát bảo hiểm quản lý đã được thiết lập để nhận phản ánh, kiến nghị của người dân và các cơ quan, doanh nghiệp liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ bảo hiểm của tổ chức tín dụng.

Ngày 24/2, Ngân hàng Nhà nước cũng đã họp với các ngân hàng thương mại để bàn giải pháp thay đổi, cải thiện việc bán bảo hiểm qua ngân hàng.

Tại cuộc họp này, các ngân hàng đã cùng nhau đưa ra giải pháp đó là tăng cường đào tạo nhân viên bán hàng cùng với giám sát chặt việc vận hành; tách biệt bộ phận bancassurance ra khỏi khối giao dịch chung; nghiêm cấm việc điền hộ thông tin cho khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm; tăng cường công tác thanh tra;...

Trong đó, giải pháp được nhiều ý kiến cho là quan trọng nhất là không giao và ép chỉ tiêu (KPI) đối với nhân viên làm bancassurance. Việc giao, tăng và ép KPI được cho là một nguyên nhân khiến phát sinh những sự vụ "con sâu làm rầu nồi canh" nói trên. Điều này có thể không mang lại doanh số cao trước mắt nhưng lại khiến cho bancas có thể phát triển lâu dài hơn.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng (VNBA) từng cho rằng, để có thể lấy lại được niềm tin vào kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng cần sự góp sức từ nhiều phía, từ ngân hàng, doanh nghiệp bảo hiểm và cả người tiêu dùng.

//kinhtexaydung.gn-ix.net/

Hà Phương - Huy Tùng