Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Vì sao lưới điện Quảng Nam chưa an toàn?

08:00 | 20/02/2014

637 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Vi phạm hành lang an toàn lưới điện (HLATLĐ), đặc biệt là lưới điện nông thôn Quảng Nam đang trở thành vấn đề nhức nhối mà Công ty Điện lực Quảng Nam (PC Quảng Nam) phải xử lý. Và dù PC Quảng Nam đã đưa ra nhiều giải pháp phối hợp với các ngành chức năng ở tỉnh, nhất là ở huyện, xã để xử lý nhưng tình trạng vi phạm HLATLĐ vẫn chưa được ngăn chặn triệt để, tiềm ẩn nguy cơ sự cố tác động xấu đến việc cung cấp điện cho địa phương.

Năng lượng Mới số 297

Đại diện PC Quảng Nam cho biết, ngay sau tiếp nhận lưới điện nông thôn, với sự phối hợp, hỗ trợ của các sở, ban, ngành, các cơ quan pháp chế, các cơ quan thông tấn báo chí cùng lãnh đạo các địa phương, PC Quảng Nam đã từng bước tháo gỡ những khó khăn về HLATLĐ. Đến nay, việc xâm phạm HLATLĐ ở nông thôn chủ yếu là do việc tận dụng đất trong và gần HLATLĐ để trồng cây, gây rừng ảnh hưởng lớn đến chất lượng dịch vụ khách hàng, cụ thể là sự cố mất điện do cây ngã đổ vào đường dây chiếm hơn 60% tổng sự cố lưới điện toàn tỉnh. Bên cạnh đó là tình trạng đòi di dời lưới điện, đòi bồi thường hoa màu, cản trở không cho cải tạo, nâng cấp lưới điện, nâng dung lượng trạm biến áp. Tuy nhiên, cái khó ở đây là khi lưới điện còn thuộc quyền sở hữu của các chủ tài sản ở nông thôn thì việc xâm phạm HLATLĐ rất ít xảy ra, bởi đa số dân chúng trong vùng có lưới điện đi qua đều hỗ trợ, phối hợp rất tốt để địa phương xử lý hàng chục nghìn vị trí cây cối có khả năng ngã đổ vào lưới điện. Nhưng sau khi lưới điện được bàn giao cho PC Quảng Nam quản lý vận hành thì tình trạng vi phạm HLATLĐ trên lưới điện nông thôn phát sinh ngày càng nhiều, trong đó có một số vụ việc dai dẳng, khó giải quyết.

Vi phạm hành lang an toàn lưới điện ở Quảng Nam vẫn rất phức tạp

Theo đó, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các vi phạm HLATLĐ ở nông thôn là do không làm tốt việc thu hồi đất, cấp đất, giải tỏa, đền bù trong quá trình xây dựng lưới điện. Khi giao, nhận lưới điện, Thông tư liên tịch số 06/2001/TTLB-BCN-BTC của Bộ Công nghiệp và Bộ Tài chính, ngày 23/8/2001 quy định rõ bên giao có trách nhiệm chính trong việc giải quyết những tồn tại về hồ sơ cấp đất; giải quyết những phát sinh cho đến thời điểm có quyết định về hồ sơ cấp đất được phê duyệt. Tuy nhiên, hầu hết công trình đều “nợ” nội dung này, vì thế sau khi tiếp nhận lưới điện, PC Quảng Nam phải gánh trách nhiệm giải quyết phần việc khó khăn này. Thậm chí, một số hộ dân ở nông thôn kiện tụng khi quyền lợi chính đáng của họ không được giải quyết rốt ráo. Và để giải quyết tình trạng này, lãnh đạo PC Quảng Nam đã cùng đại diện UBND các huyện, xã kiên trì vận động, thuyết phục; giải quyết có lý, có tình nên các hộ dân đồng tình cho đốn cây và để công trình điện được tiếp tục thi công. Bởi thế, trong thời gian qua, cơ bản hệ thống lưới điện phân phối vận hành an toàn, thông suốt. Đây là hệ quả của việc quan tâm chăm sóc khách hàng, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa bên mua - bán điện.

Tại cuộc họp giải quyết các tồn tại về HLATLĐ ngày 14/11/2013, ngoài việc xác định vai trò quan trọng của ngành điện, đường dây và trạm biến áp được xem như là công trình công cộng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thu, nhấn mạnh: “Việc giải quyết các tồn tại về hành lang an toàn lưới điện là một nội dung cần phải tiếp tục thực hiện trong thời gian đến để hoàn thành công tác giao nhận lưới điện nông thôn trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện cho PC Quảng Nam thực hiện công tác quản lý, vận hành và đầu tư xây dựng, sửa chữa lưới điện đã tiếp nhận”.

Được biết, từ năm 2011, PC Quảng Nam đã cùng UBND các huyện, thành phố tiến hành ký kết quy chế phối hợp chia sẻ trách nhiệm trong các hoạt động điện lực ở địa phương. Nhiều yếu tố được phân định trách nhiệm rõ ràng giữa hai bên như quy hoạch, đầu tư cải tạo lưới điện, bảo vệ công trình… Trong đó, điều khoản phối hợp giải quyết các tồn tại về HLATLĐ được đặt lên hàng đầu. Giải pháp về ký kết quy chế phối hợp là một giải pháp sáng tạo trong quản lý vận hành lưới điện ở Quảng Nam, đã được hội đồng xét sáng kiến EVNCPC đánh giá cao và quyết định công nhận là sáng kiến cấp tổng công ty. Trên cơ sở quy chế này, các điện lực khu vực đã cùng UBND các xã, phường ký kết thỏa thuận về phân công, phối hợp trách nhiệm quản lý, vận hành cung ứng điện trên địa bàn xã, phường.

Theo đánh giá của PC Quảng Nam, từ khi có quy chế, lãnh đạo địa phương, các cơ quan truyền thông vào cuộc khá tích cực trong việc tuyên truyền, vận động người dân bảo vệ lưới điện và giải quyết được nhiều vụ việc xâm phạm HLATLĐ kéo dài. Đối với việc làm thí điểm quy chế phối hợp giải quyết HLATLĐ tại xã Tam Đàn (huyện Phú Ninh), hơn 90% hộ dân có đường dây đi qua ký cam kết không vi phạm HLATLĐ; những vấn đề có liên quan đến đất đai cũng đã và đang được phối hợp giải quyết triệt để. Trên cơ sở kinh nghiệm từ việc làm điểm tại Tam Đàn, UBND tỉnh đã giao các huyện, thành phố chọn 1-2 xã thực hiện thí điểm giải quyết HLATLĐ tại địa phương.

Trong thời gian tới, PC Quảng Nam tập trung xử lý dứt điểm các vị trí vi phạm nghiêm trọng trước, rồi đến tất cả các điểm khác. Về lâu dài, PC Quảng Nam và các cơ quan chức năng ở tỉnh phối hợp thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh về giải quyết đất đai để bảo vệ HLATLĐ.

Vi phạm HLATLĐ thực sự là vấn nạn đối với các cấp chính quyền và đơn vị quản lý cung ứng điện, bởi nó, ngoài việc là công trình mang tính công cộng còn có liên quan đến việc sử dụng đất đai của cá nhân, đơn vị. Vi phạm HLATLĐ tất yếu gây hậu quả xấu, không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích thương mại mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của cộng đồng. Vì thế, cần giải quyết tốt hành lang an toàn lưới điện mới có thể nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. Điều này không chỉ một mình ngành điện mà cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân mới giải quyết rốt ráo được.

Minh Ngọc