Vì sao "loạn" thực phẩm chức năng?
Ông Nguyễn Thanh Phong |
Phóng viên (PV): Thưa ông, ông đánh giá chung như thế nào về thị trường TPCN hiện nay?
Ông Nguyễn Thanh Phong: Có thể nói thực phẩm chức năng hiện nay là một sản phẩm ngày càng có nhiều loại phong phú để tăng cường sức khỏe và dự phòng bệnh tật cho mọi người. Để dễ hình dung cứ liên tưởng thế này, mỗi tháng, Cục An toàn thực phẩm cấp giấy phép cho hàng trăm loại để lưu hành trên thị trường. Cung đáp ứng cầu, do đó, người sử dụng thực phẩm chức năng ngày càng nhiều đặc biệt là ở các thành phố lớn. Theo điều tra của chúng tôi, có tới 50% người lớn tuổi ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh sử dụng TPCN mỗi ngày ít nhất một loại. Các cơ sở sản xuất TPCN cũng phát triển nhiều về số lượng…
PV: Phải chăng do nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều như vậy mà dẫn đến thị trường “loạn” TPCN, thưa ông?
Ông Nguyễn Thanh Phong: Có thể nói, nguyên do nhu cầu sử dụng tăng cao mà dẫn đến nhiều hàng giả, nhái. Chỉ tính riêng năm nay, tại Hà Nội đã thu giữ 20 tấn TPCN giả mang nhãn hiệu sữa ong chúa, nhau thai cừu, collagen và 12 tấn thực TPCN giả sản phẩm Glucosamin, tảo Nhật, dầu cá, trà giảm béo… Trước đó, cũng không ít các vụ sản xuất TPCN giả bị phanh phui với số lượng cũng lên đến hàng chục tấn. Ngoài ra thì TPCN “xách tay”, nghĩa là TPCN không được cấp phép được bán "dấm giúi" ngoài thị trường. Tất cả các hành vi này - kinh doanh, sản xuất TPCN giả, TPCN không có giấy phép lưu thông đều là vi phạm pháp luật.
Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an Hà Nội bắt giữ 20 tấn TPCN giả |
PV: Ông có cho rằng góp phần làm cho thị trường TPCN lộn xộn còn là quảng cáo thái quá tác dụng của loại sản phẩm đặc trưng này?
Ông Nguyễn Thanh Phong: Theo đúng định nghĩa của ngành y tế thì TPCN là sản phẩm hỗ trợ chức năng của con người, nâng cao sức khỏe và tăng sức đề kháng của cơ thể cùng với dự phòng bệnh tật, hoàn toàn không có tác dụng điều trị. Nội dung quảng cáo của nhiều sản phẩm TPCN đặc biệt là ở trên mạng hoặc qua hình thức tổ chức hội thảo ở các địa phương hiện nay nói TPCN có tác dụng trị bệnh là sai, là phạm luật.
PV: Trước tình trạng thị trường TPCN như vậy, cơ quan chức năng đã làm như thế nào để có thể quản lý hiệu quả, thưa ông?
Ông Nguyễn Thanh Phong: Từ cuối năm 2014 Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Công an đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế, trong đó có TPCN. Cũng như Bộ Y tế có chương trình phối hợp với Ban chỉ đạo Quốc gia Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389) để xử lý những trường hợp liên quan. Kết quả của quá trình phối hợp đấu tranh đó là phát hiện xử lý những cơ sở, đối tượng sản xuất hàng giả, nhái... trong thời gian vừa rồi. Bên cạnh đó, thanh tra Cục An toàn thực phẩm và Thanh tra Bộ Y tế với công tác quản lý chuyên ngành đã phối hợp xử lý những đối tượng vi phạm với số tiền phạt chỉ tính riêng từ đầu năm 2015 đến nay đã lên đến 5 tỷ đồng.
Còn riêng 2 Sở Y tế Hà Nội và TP Hồ Chí Minh xử lý hàng chục doanh nghiệp với tiền phạt phạt 1 tỷ đồng. Nói vậy để thấy, công tác quản lý của chúng tôi thực hiện như thế nào.
Chúng tôi đề ra năm 2015 là năm ưu tiên cho thanh tra kiểm tra và xử lý vi phạm TPCN và thứ Sáu hàng tuần trên website của chúng tôi đăng tải những doanh nghiệp, sản phẩm, cơ sở sản xuất nào vi phạm và số tiền phạt là bao nhiêu. Làm như vậy để cảnh báo và giúp người tiêu dùng tẩy chay TPCN vi phạm…
Quan điểm của chúng tôi trong công tác quản lý là phải xử lý nghiêm và công khai những trường hợp vi phạm pháp luật. Đối tượng nào sai sót về hành chính thì xử lý theo hành chính. Đối tượng nào sai phạm về hình sự thì chuyển cơ quan hình sự xử lý theo pháp luật.
Gian hàng trưng bày TPCN tại một triển lãm Y Dược |
PV: Có thể hiểu như vậy là cơ quan chức năng tập trung quản lý theo kiểu “hậu kiểm”?
Ông Nguyễn Thanh Phong: Không phải như vậy mà song song với công tác quản lý đó, đối với một sản phẩm TPCN, để lưu hành được ngoài thị trường phải trải qua quy trình chặt chẽ từ công bố, kiểm nghiệm, ghi nhãn, điều kiện vệ sinh cơ sở, tài liệu khoa học chất lượng khoa học chứng minh chất lượng, tác dụng của sản phẩm. Chỉ khi nào doanh nghiệp đáp ứng được những tiêu chuẩn ấy thì mới được cấp phép lưu hành cho sản phẩm.
Ngoài ra, đối với sản phẩm sản xuất trong nước, từ 3-6 tháng, doanh nghiệp phải kiểm tra định kỳ chất lượng sản phẩm TPCN và lưu kết quả đó. Cùng với đó, các cơ quan chức năng chủ động kiểm tra bất kỳ mẫu ngẫu nhiên. Nếu phát hiện ra sản phẩm không bảo đảm là phải xử lý. Đối với sản phẩm nhập khẩu để được lưu hành thì trước hết phải được cơ quan chức năng của nước đó cho phép lưu hành tại bản địa.
Sau đó, khi nhập khẩu sang đây phải được một doanh nghiệp trong nước đứng ra công bố chất lượng kèm theo phiếu kiểm định chất lượng, phiếu lưu hành của cơ quan quản lý của nước ấy để chứng minh. Đồng thời từng lô sản phẩm khi về đến Việt Nam phải được kiểm tra các chỉ tiêu đã công bố. Chỉ sau khi được cơ quan kiểm tra Nhà nước về thực phẩm trong nước xác nhận đạt chất lượng thì mới đủ điều kiện ra làm thủ tục hải quan để thông quan. Có thể nói là quy trình quản lý từ lúc có sản phẩm đến lúc ra thị trường là rất chặt chẽ.
PV: Nói vậy nghĩa là giờ thị trường TPCN đang đi vào trật tự?
Ông Nguyễn Thanh Phong: Tôi nghĩ rằng giờ khó có thể tìm thấy ngoài các cửa hàng thực phẩm chức năng trôi nổi. Nếu ai phát hiện ra và báo cho cơ quan quản lý thì chúng tôi sẽ xử lý luôn. Cũng như sắp tới đây, chúng tôi phối hợp với Bộ Công an, cơ quan quản lý thị trường, Ban Chỉ đạo 389… trong quá trình thanh kiểm tra nếu phát hiện ra doanh nghiệp hoặc sản phẩm nào vi phạm, thông tin cho chúng tôi, chúng tôi sẽ rút phép luôn, nhất là đối với những đối tượng vi phạm lần thứ 2.
PV: Đối với việc sử dụng TPCN, ông có khuyến cáo gì cho người tiêu dùng?
Ông Nguyễn Thanh Phong: Với TPCN nói chung để ổn định, an toàn cả từ phía nhà sản xuất, kinh doanh đến người tiêu dùng thì cần 3 chữ “đúng”. Thứ nhất là hiểu đúng về TPCN chỉ là nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh tật chứ không có tác dụng chữa bệnh. Thứ hai làm đúng, các doanh nghiệp phải sản xuất đúng, ghi nhãn mác đúng chất lượng công bố, quảng cáo đúng tác dụng… Thứ ba là dùng đúng: Người tiêu dùng có nhu cầu chăm sóc sức khỏe ở bộ phận nào của cơ thể thì mua đúng TPCN của bộ phận đó, không tin vào quảng cáo thái quá.
PV: Chân thành cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
Xử phạt 23 công ty vi phạm an toàn thực phẩm Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, cho biết, riêng tháng 7/2015 đã ra quyết định xử phạt 23 công ty vi phạm trên 480 triệu đồng. Thu hồi hiệu lực 2 giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP và 2 giấy xác nhận nội dung quảng cáo. |
Xử phạt 15 doanh nghiệp thực phẩm chức năng Chỉ riêng trong tháng 1/2015, Cục An toàn thực phẩm đã phát hiện và xử phạt 15 cơ sở vi phạm về quảng cáo, kinh doanh thực phẩm chức năng. |
Bắt khẩn cấp 3 đối tượng sản xuất thực phẩm chức năng rởm Ngày 28/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội tống đạt lệnh bắt khẩn cấp Nguyễn Công Việt, Nguyễn Tuấn Linh và Nguyễn Thị Hồng Liên về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả. |
Tú Anh
Năng lượng Mới
-
Máy lọc nước nóng lạnh Karofi: Nâng tầm tiện nghi cho gia đình Việt
-
Người trẻ đua nhau làm việc tự do vào ban đêm: Năng động hay hại sức khỏe?
-
Khám bệnh và tặng quà gia đình chính sách tại Quảng Bình
-
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu
-
Long Châu nỗ lực từng ngày để hoàn thiện, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ
- Tử vi ngày 30/10/2024: Tuổi Ngọ trên đà tăng tiến, tuổi Thân hướng đi triển vọng
- Tử vi ngày 29/10/2024: Tuổi Dậu cải thiện tài chính, tuổi Tuất kinh doanh có lợi
- Tử vi ngày 28/10/2024: Tuổi Tỵ tình duyên tươi sáng, tuổi Dần tin tức tốt lành
- Tử vi ngày 27/10/2024: Tuổi Sửu nhận được tín nhiệm, tuổi Tuất khẳng định vị thế
- Tử vi ngày 26/10/2024: Tuổi Mão ấn tượng tốt đẹp, tuổi Mùi tràn đầy năng lượng
- Tử vi ngày 25/10/2024: Tuổi Thìn phát huy tài lẻ, tuổi Thân tiến triển tích cực
- Tử vi ngày 24/10/2024: Tuổi Tý quý nhân che chở, tuổi Ngọ tài lộc rực rỡ
- Tử vi ngày 23/10/2024: Tuổi Dần phát huy tiềm năng, tuổi Dậu cơ hội phát triển