Vì sao hàng container qua cảng biển Việt Nam tăng cao dù có nhiều biến động?
Thống kê 4 tháng đầu năm, khối lượng hàng hóa qua cảng biển Việt Nam ước đạt gần 230 triệu tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. |
Những tháng đầu năm 2021, ngành hàng hải cũng có những biến động giá cước vận chuyển và một số sự cố hàng hải nghiêm trọng xảy ra nhưng hàng hóa qua cảng biển Việt Nam vẫn đang giữ được sự tăng trưởng khá ổn định. Cụ thể, thống kê 4 tháng đầu năm, khối lượng hàng hóa qua cảng biển Việt Nam ước đạt gần 230 triệu tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hàng xuất khẩu đạt hơn 58,8 triệu tấn (tăng 3%); hàng nhập khẩu đạt hơn 71,5 triệu tấn (tăng 5%), hàng nội địa địa đạt gần 99 triệu tấn (tăng 7%).
Đặc biệt, 4 tháng đầu năm, ước lượng hàng container qua cảng biển 4 tháng đầu năm đạt hơn 7,9 triệu Teu, tăng tới 18% so với cùng kỳ năm 2020.
Cũng theo thống kê, một số khu vực cảng biển có lượng hàng hóa tăng cao trong những tháng đầu năm, gồm: khu vực Thái Bình tăng 113% với lượng tăng chủ yếu là hàng lỏng, khu vực Đồng Tháp tăng 68% với mức tăng chủ yếu là hàng khô và hàng tổng hợp. Ngoài ra còn có khu vực Thừa Thiên Huế tăng xấp xỉ 48% và khu vực Quảng Ngãi tăng 33%.
“Một số khu vực có lượng hàng container tăng cao, gồm: cảng biển Quảng Nam tăng 80%, cảng biển Mỹ Tho tăng 57%, cảng biển TP Hồ Chí Minh tăng hơn 15%, Hải Phòng tăng 17%”, đại diện Cục Hàng hải thông tin.
Theo dự báo của Fitch Solutions, kim ngạch thương mại Việt Nam sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 11% từ 2021 đến 2024 nhờ sự thúc đẩy đáng kể nhờ tăng cường quan hệ thương mại song phương với một số quốc gia theo các hiệp định EVFTA và RCEP đã ký gần đây.
Thời điểm cuối năm 2020 và đầu năm 2021, ngoài ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, sản lượng hàng hóa đi bằng đường biển còn ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu chỗ trên tàu và thiếu container rỗng. |
Theo đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, thời điểm cuối năm 2020 và đầu năm 2021, ngoài ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, sản lượng hàng hóa đi bằng đường biển còn ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu chỗ trên tàu và thiếu container rỗng, thị trường hàng xuất khẩu Việt Nam nói riêng và chuỗi cung ứng hàng hóa trên thế giới bị chậm lại.
Theo đó, Cục Hàng hải Việt Nam đề nghị các hãng tàu vận tải biển container hoạt động tại Việt Nam thực hiện nghiêm túc chỉ đạo về việc thực hiện việc niêm yết giá theo Nghị định số 146/2016. Cung cấp thông tin về việc niêm yết giá, phụ giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển theo Phụ lục kèm theo gửi về Cục Hàng hải Việt Nam. Bên cạnh việc công khai, các đơn vị phải minh bạch giá cước vận chuyển container và thực hiện việc tăng giá theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam, các hãng tàu cũng phải có biện pháp kiểm tra, giám sát các bộ phận điều hành không để cho các cá nhân lợi dụng tình hình hiện tại của thị trường trục lợi, chào giá bất hợp lý gây khó khăn cho các chủ hàng và gây rối thị trường vận tải biển.
Cục Hàng hải Việt Nam cũng đề nghị các hãng tàu có biện pháp tăng lượng dự trữ container rỗng (loại 40 feet) ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp để lưu chuyển lượng container rỗng nội địa phục vụ hàng hóa xuất nhập khẩu nhằm giảm việc tăng giá vận chuyển container, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu hàng hóa bằng container cho các chủ hàng trong giai đoạn nhu cầu tăng cao hiện nay.
Với sự can thiệp kịp thời của cơ quan chức năng, các hãng tàu vẫn bố trí luân chuyển vỏ container rỗng về Việt Nam để phục vụ đóng hàng xuất khẩu thay vì dồn container sang vận chuyển hàng hóa tại Trung Quốc để tranh thủ thời cơ lợi nhuận cao. Ảnh hưởng đến sản lượng hàng hóa qua cảng biển vì thế cũng chưa lớn.
Theo Diễn đàn doanh nghiệp
-
Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển để trở thành "đất lành" cho các hãng tàu lớn
-
Gần 8.000 container tồn đọng làm giảm năng lực cảng biển Việt Nam
-
Tập đoàn hàng đầu Ấn Độ dự kiến đầu tư 2 tỷ USD vào cảng Liên Chiểu
-
Tin tức kinh tế ngày 27/7: Hàng hóa thông qua cảng biển liên tục tăng trưởng
-
Để phát huy lợi thế dịch vụ cảng biển
-
Cần hiểu đúng và đủ về áp thuế GTGT 5% với phân bón
-
Giá vàng hôm nay (30/10): Tiếp đà tăng mạnh
-
Những ‘lo ngại’ thiếu định lượng sẽ làm hiểu sai tác động thuế GTGT phân bón 5% với nông dân
-
Các hiệp hội đứng về nông dân đồng loạt ‘mong’ áp thuế GTGT phân bón 5%
-
Giá vàng hôm nay (29/10): Tiếp tục tăng mạnh