Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Vì sao giá sữa nội không chịu giảm?

18:33 | 23/05/2011

751 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Giá sữa nguyên liệu tại thị trường thế giới đã giảm 5 – 11,5% trong tháng 4 vừa qua song tại thị trường trong nước, giá sữa vẫn đang đứng ở mức cao. Các DN sữa đều cho rằng, giá sữa trong nước chưa thể giảm bởi nhiều chi phí trong nước tăng.

Chỉ tăng, không giảm

Theo báo cáo của Vụ thị trường trong nước, trong tháng 4, giá sữa tại thị trường các nước có xu hướng giảm từ 5 – 11,5% so với tháng trước đó. Lý do giảm giá như vậy là do sản lượng sữa tại những thị trường chính tăng nhẹ so với cùng kì năm 2010. Tại thị trường châu Úc, giá sữa bột gầy ở mức 3.400 – 3.975 USD/tấn, sữa nguyên kem 3.900 – 4.300 USD/tấn (giảm 5,4 – 11,5% so với tháng trước). Tại thị trường Tây Âu, giá sữa bột gầy ở mức 3.325 – 3.700 USD/tấn, sữa nguyên kem ở mức 4.350 – 4.640 USD/tấn (giảm 6,3 – 8,9% so với tháng trước).

Tại thị trường Việt Nam, sau khi liên tục tăng giá mạnh trong những tháng đầu năm, hiện giá sữa đang đứng ở mức cao. Theo khảo sát của chúng tôi tại thị trường Hà Nội, các hãng sữa vẫn duy trì giá sau đợt tăng giá từ tháng 3. Theo đó, sữa Enfa loại 400gr đang ở mức từ 163 – 183 ngàn đồng/hộp (tùy từng độ tuổi). Cũng cùng trọng lượng, sữa Milex lại có giá từ 310 – 390 ngàn đồng/hộp. Sữa XO có già từ 198 – 228 ngàn đồng/hộp. Dòng sữa nhập khẩu từ Nhật Bản như: Wakado 400gr có giá từ 233 – 368 ngàn đồng/hộp. Sữa Việt Nam như Dielac của Vinamilk vẫn giữ mức giá từ 83.000 – 87.000 đồng/hộp.

Theo một số chủ cửa hàng trên phố Hàng Buồm, giá sữa không có xu hướng giảm, đó là chưa muốn nói đến việc từ trước tới giờ chỉ thấy tăng mà chưa thấy giảm giá bao giờ. Cho đến hiện nay, chưa thấy một thông báo của hãng sữa nào về giá sữa sẽ giảm trong thời gian tới.

Chị Hồng ở Cầu Diễn cho biết, chị cho con chị dùng sữa Similac đến nay cũng đã được 2 năm rồi, tuy nhiên trong hai năm này, chưa bao giờ thấy giá sữa này giảm, chỉ có tăng và tăng. Cho nên với chị bây giờ, giá sữa đứng nguyên vẫn còn là may lắm.

Không chỉ có chị Hồng, rất nhiều các bà mẹ khác cũng than thở, một số dòng sữa nằm trong diện được quản lý giá, nhưng chưa bao giờ thấy quản lý được giá. Thậm chí khi Thông tư 104 của Bộ Tài chính về quản lý giá sữa ra đời (năm 2008, sửa đổi bổ xung cuối năm 2010), thì các DN sữa vẫn tìm khe hở lách luật để tăng giá.

Có giảm cũng phải xem xét

Trước tình hình giá sữa nguyên liệu trên thế giới tăng, nhưng giá sữa trong nước lại không giảm. Trả lời PV về vấn đề này, ông Vương Quốc Tuấn, Giám đốc đối ngoại Cty Nestle Việt Nam cho biết, hiện tại Cty chưa có kế hoạch giảm giá, tại vì giá sữa không biến động thường xuyên. Ví dụ như, thời gian vừa qua, các DN sữa đã chịu tỷ giá cao khá lâu, nên đã bị lỗ trong mộ thời gian dài. Bởi vậy, giá sữa hiện nay tuy có giảm thì cũng chưa đủ bù lỗ cho DN. Nếu giá sữa giảm nhiều, giảm một thời gian nữa may ra mới tác động đến giá sữa trong nước. Hơn nữa, Cty có loại sữa Lactogen, giá thành rẻ hơn cả sữa nội (giá chỉ từ 59.000 – 79.000 đồng tùy theo từng trọng lượng), vì vậy nói giảm hơn nữa là bất khả thi.

Vì sao giá sữa nội không chịu giảm?, Giá cả thị trường, Thị trường - Tiêu dùng, gia sua, sua noi, doanh nghiep, kinh te, nhap khau sua

Nhiều chi phí là lý do mà các DN cho rằng dù giá sữa nguyên liệu thế giới đã giảm song giá bán sữa tại VN chưa thể giảm.

Theo một số công ty kinh doanh sữa, giá sữa mới chỉ giảm trong tháng 4, về cơ bản chưa thể tác động ngay tới giá sữa trong nước. Bên cạnh đó, nhiều chi phí khác ở trong nước tăng cao, vì vậy giá sữa cũng sẽ khó giảm. Ví dụ như đợt phát hiện sữa nhiễm melamine thời gian trước, giá sữa trên thế giới giảm, thậm chí giảm rất nhiều, nhưng giá sữa trong nước không giảm, vì người tiêu dùng trong nước sợ không dám dùng, do vậy sữa bị ế, nhưng DN sữa vẫn phải duy trì bộ máy, nhân công, sản xuất… vì vậy, giá sữa trong nước không thể giảm.

Có một nghịch lý là, khi giá sữa nguyên liệu trên thế giới tăng, các DN sữa trong nước ào ào tăng giá, nhưng khi giá nguyên liệu giảm thì các DN sữa tìm mọi lý do để không giảm giá. Trong cuộc đua tăng giá và giữ giá này, chỉ có người tiêu dùng là chịu thiệt.

24h