Venezuela: Hỗn loạn chính trị đe dọa dầu khí
Động thái này diễn ra sau thông báo ngày 7/1/2019 của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro về khoản đầu tư 400 triệu USD của Tập đoàn Dầu khí Pháp Maurel & Prom tại một mỏ dầu ở bang Zulia, phía tây bắc Venezuela.
Maurel & Prom vừa đạt được thỏa thuận mua lại 40% cổ phần liên doanh Petroregional del Lago, do Công ty Dầu khí Quốc gia Venezuela (PDVSA - thuộc sở hữu nhà nước Venezuela) kiểm soát, với giá 400 triệu USD để đổi lấy việc khai thác dầu ở khu vực hồ Maracaibo giàu tài nguyên.
Tổng thống Maduro nhậm chức nhiệm kỳ 2 ngày 10/1/2019 |
Vào giữa tháng 10/2018, Maurel & Prom đã ký hợp đồng với Royal Dutch Shell để mua cổ phần của họ trong một mỏ dầu ở Venezuela. Giao dịch trị giá khoảng 70 triệu euro. Tuy nhiên, thương vụ này chưa được hoàn tất vì còn phải chờ sự cho phép của Chính phủ Venezuela và chờ kết thúc các cuộc đàm phán với PDVSA về việc tài trợ cho một kế hoạch tái phát triển rộng lớn nhằm tăng sản lượng của mỏ này.
Tuyên bố trên truyền hình nhà nước ngày 7/1/2019, Tổng thống Maduro nói: “Một thỏa thuận đã đạt được nhằm tăng sản lượng tại một mỏ dầu quan trọng của bang Zulia”. Thỏa thuận được ký dưới sự chứng kiến của ông Maduro và Chủ tịch Maurel & Prom, Michel Hochard, tại Phủ tổng thống Miraflores. Ông Maduro cũng nhắc lại mục tiêu tăng sản lượng dầu thô hằng ngày của Venezuela thêm 1 triệu thùng trong năm 2019 lên 2,5 triệu thùng/ngày (Mb/ngày).
Năm 2018, Tổng thống Venezuela đã ký kết các thỏa thuận khai thác dầu mỏ với các công ty thuộc sở hữu của Mỹ và Trung Quốc mà không có sự cho phép của Quốc hội. Ông Nicolas Maduro không công nhận Quốc hội, hủy bỏ tất cả các quyết định của các nhà lập pháp. Tòa án tối cao (TSJ) Venezuela đã ủy quyền cho Chính phủ ký các thỏa thuận mà không cần sự cho phép của Quốc hội.
Sản xuất dầu của Venezuela đang rơi tự do vì thiếu vốn để hiện đại hóa cơ sở hạ tầng của PDVSA và các mỏ dầu, trong khi đất nước đang rơi vào tình trạng hỗn loạn chính trị và kinh tế nghiêm trọng. Venezuela chỉ khai thác 1,17 Mb/ngày trong tháng 10/2018, so với mức trung bình 2,15 Mb/ngày trong năm 2016, theo số liệu từ OPEC, trong đó Venezuela là thành viên.
Thông báo của Quốc hội Venezuela sẽ khiến các công ty dầu khí quốc tế lo ngại khi đầu tư vào quốc gia này. Điều này sẽ càng làm cho ngành dầu mỏ của Venezuela đi xuống do thiếu tiền đầu tư.
Trong khi đó, tình hình chính trị tại Venezuela ngày càng phức tạp. Ngày 10/1/2019, ông Maduro tuyên thệ nhậm chức tổng thống nhiệm kỳ hai.
Tổng thống Venezuela tiếp ban lãnh đạo Tập đoàn dầu khí Pháp Maurel & Prom |
Trước đó, ngày 5/1/2019, Quốc hội Venezuela tuyên bố nhiệm kỳ thứ hai của ông Maduro là “bất hợp pháp”. Lời tuyên bố này được đưa ra đúng vào lúc Quốc hội Venezuela bầu Chủ tịch mới. Vừa được chỉ định vào chức vụ Chủ tịch Quốc hội, ông Juan Guaido tuyên bố: “Kể từ ngày 10/1/2019, Quốc hội Venezuela là định chế duy nhất đại diện một cách chính đáng cho nhân dân”. Ông Guaido cam kết sẽ thành lập một chính phủ trong giai đoạn chuyển tiếp và sẽ tổ chức bầu cử tự do. Quốc hội Venezuela đồng thời kêu gọi quân đội hỗ trợ “khôi phục nền dân chủ”.
Tuy nhiên, trong một tuyên bố do Bộ trưởng Quốc phòng Venezuela Vladimir Padrino đọc ngày 8/1/2019, quân đội Venezuela tuyên bố “ủng hộ không giới hạn và trung thành tuyệt đối” với ông Maduro trong vai trò của một Tổng thống cũng như “tổng tư lệnh trong giai đoạn 2019-2025”.
Thế nhưng, những tuyên bố nói trên và lá phiếu của các dân biểu chỉ mang tính tượng trưng, bởi vì từ năm 2017, một Quốc hội lập hiến hoàn toàn thân Tổng thống Maduros đã được hình thành. Còn Quốc hội trong tay phe đối lập đã mất hết quyền hạn.
Các dân biểu Venezuela không che giấu là họ trông chờ vào áp lực quốc tế để mở ra một giai đoạn chuyển tiếp. Tuần trước, nhóm Lima gồm Canada và 12 thành viên Mỹ Latinh (trừ Mexico) đã phát đi tuyên bố chung nói rằng nhiệm kỳ mới của ông Maduro là bất hợp pháp vì cuộc bầu cử 2018 không tự do và công bằng. Các nước này khẳng định sẽ không công nhận vai trò lãnh đạo của Tổng thống Maduro.
Các nước trong nhóm Lima còn đe dọa đưa ra trừng phạt như cắt đứt quan hệ ngoại giao hay thay thế đại sứ bằng đại biện hoặc không cho viên chức cao cấp chính quyền Venezuela đến các nước này. Thậm chí Peru đã thông báo cấm Tổng thống Venezuela và nhiều thành viên Chính phủ vào lãnh thổ Peru. Trước đó, Peru đã kêu gọi các nước láng giềng châu Mỹ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Caracas.
Ngày 10/1/2019, ông Nicolas Maduro tuyên bố không đánh giá cao tuyên bố của nhóm các nước mà ông gọi là “băng đảng Lima”. Tổng thống Venezuela cảnh báo: “Tôi cho các chính phủ thuộc băng đảng Lima 48 giờ để điều chỉnh lại chính sách can thiệp thô thiển. Nếu không, Chính phủ Venezuela sẽ áp dụng các biện pháp ngoại giao khẩn cấp nhất và nghiêm ngặt nhất, để bảo vệ sự toàn vẹn, chủ quyền và phẩm giá của đất nước”.
Ông Maduro cho rằng, các nước thuộc nhóm Lima phục tùng Mỹ. Đằng sau tuyên bố của “băng đảng Lima”, một cuộc đảo chính đang được tiến hành và được chỉ đạo từ Washington, nhằm chống lại Chính phủ Venezuela chính đáng và hợp hiến.
Sản xuất dầu của Ventezuela đang rơi tự do vì thiếu vốn để hiện đại hóa cơ sở hạ tầng của PDVSA và các mỏ dầu, trong khi đất nước đang rơi vào tình trạng hỗn loạn chính trị và kinh tế nghiêm trọng. |
S.Phương
Tổng thống Venezuela khẳng định Mỹ âm mưu lật đổ ông | |
Venezuela mong chờ sự hỗ trợ kinh tế của Nga | |
Sản lượng dầu của Venezuela tiếp tục tuột dốc không phanh |
-
Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau thảo luận tổ về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
-
Đóng điện Trạm biến áp 220kV Khu kinh tế Nghi Sơn và đường dây đấu nối, vượt tiến độ 4 ngày
-
Hoàn thành nâng công suất Trạm biến áp 500kV Sông Mây
-
Bài 1: Để Quy hoạch phát triển điện lực được thực thi
-
Phê duyệt Đề án cơ cấu lại EVN giai đoạn đến hết năm 2025