Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Vệ tinh bằng gỗ đầu tiên trên thế giới

10:13 | 15/06/2021

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Một dự án đầy tham vọng sẽ đưa một vệ tinh nhỏ bằng gỗ lên quỹ đạo vào cuối năm nay để xem liệu các vật liệu gỗ có thể chịu đựng được những điều kiện khắc nghiệt của không gian hay không.

WISA Woodsat là một vệ tinh hình lập phương (CubeSat) khoảng 10 cm, được lên kế hoạch phóng vào mùa thu năm nay trên tên lửa Rocket Lab Electron ở New Zealand. Việc phóng vệ tinh gỗ này lên quỹ đạo chỉ là một phần của cuộc phiêu lưu. Khi vệ tinh bay vào quỹ đạo, nhóm nghiên cứu sẽ theo dõi Woodsat để xem với việc được làm hoàn toàn bằng gỗ ván ép của vệ tinh này có chịu được lạnh, nhiệt, bức xạ và chân không của không gian hay không.

Vệ tinh bằng gỗ đầu tiên trên thế giới
Mô phỏng vệ tinh Woodsat trong không gian

Woodsat là sản phẩm trí tuệ của Jari Makinen, người đồng sáng lập công ty sản xuất bộ sao chép CubeSat Arctic Astronautics. Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đang cung cấp một bộ cảm biến để theo dõi hoạt động của vệ tinh và cũng sẽ giúp thử nghiệm trước chuyến bay.

Các bộ phận không phải bằng gỗ duy nhất của Woodsat là các thanh ray bằng nhôm cần thiết để thả vệ tinh vào không gian và một gậy chụp ảnh selfie có thể mở rộng sẽ giữ một máy ảnh hướng về phía thân vệ tinh. Một vệ tinh nhỏ dạng CubeSat điển hình hơn sẽ được làm với nhiều thành phần kim loại hơn.

"Vật liệu cơ bản cho vệ tinh là ván ép từ gỗ bạch dương và chúng tôi sử dụng kỹ thuật cơ bản giống như làm đồ nội thất", kỹ sư trưởng Woodsat và đồng sáng lập Arctic Astronatics, Samuli Nyman cho biết.

Ván ép được sử dụng trong vệ tinh đã được làm khô và xử lý để giúp vệ tinh có cơ hội tồn tại lâu hơn trong điều kiện không gian. Nhóm của Woodsat hy vọng bề mặt ngoài sẽ tối đi, nhưng cũng sẽ xem xét liệu có vết nứt nào phát triển trong quá trình vệ tinh đi vào quỹ đạo hay không. Nếu Woodsat hoạt động tốt, việc này sẽ thúc đẩy một cái nhìn mới về gỗ như một vật liệu khả thi để sử dụng trong không gian.

Chi gần 30 triệu USD để bay vào không gian cùng người giàu nhất thế giớiChi gần 30 triệu USD để bay vào không gian cùng người giàu nhất thế giới
Nga bán vệ tinh quân sự cho Iran?Nga bán vệ tinh quân sự cho Iran?
Nhật Bản khởi động sứ mệnh Nhật Bản khởi động sứ mệnh "dọn rác không gian"
Nhật Bản kiểm soát vệ tinh của Myanmar trên Trạm vũ trụ quốc tếNhật Bản kiểm soát vệ tinh của Myanmar trên Trạm vũ trụ quốc tế
Châu Âu và Mỹ lên kế hoạch phóng vệ tinh “cảm tử” vào không gianChâu Âu và Mỹ lên kế hoạch phóng vệ tinh “cảm tử” vào không gian

H.A