Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Vẫn thiếu vắng một thị trường mua - bán nợ thực sự

13:12 | 01/07/2019

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định sẽ tăng cường thanh tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của tổ chức tín dụng, hỗ trợ công tác cơ cấu lại tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, trong đó việc cần tính đến là phải có thị trường mua - bán nợ.

Nợ xấu không chỉ có nguyên nhân phát sinh từ các ngân hàng, mà từ thị trường, từ sản xuất - kinh doanh của khách hàng bị suy giảm, phá sản, một số khách hàng thiếu thiện chí trong việc trả nợ ngân hàng. Do vậy, việc giải quyết nợ xấu không chỉ là trách nhiệm riêng của ngành ngân hàng, mà còn là trách nhiệm của các ngành chức năng liên quan.

van thieu vang mot thi truong mua ban no thuc su
(Ảnh minh họa)

Mục tiêu của NHNN trong năm 2019 là đưa tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 2%; tỷ lệ nợ xấu cùng các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu xuống dưới 5%. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiện vẫn thiếu vắng một thị trường mua - bán nợ thực sự. Theo quy định, tổ chức tín dụng được bán các khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm liên quan một cách công khai, minh bạch, giá bán phù hợp với giá thị trường. Tuy nhiên, việc bán nợ vẫn tương đối hạn chế do tổ chức tín dụng chủ yếu bán nợ cho Công ty quản lý tài sản (VAMC) và Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC). Việc mua bán nợ giữa các tổ chức tín dụng với VAMC, DATC diễn ra lâu nay, nhưng chưa có hoạt động mua - bán nợ giữa các tổ chức tín dụng và nhất là chưa có sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân, kể cả nhà đầu tư nước ngoài...

Ông Nguyễn Tiến Đông, Chủ tịch Hội đồng thành viên VAMC cho biết thêm, thông tin về hàng hóa (các sản phẩm nợ xấu) trên thị trường còn thiếu minh bạch. Nguồn cung hàng hóa cho thị trường sơ cấp và thứ cấp về nợ xấu chủ yếu từ các tổ chức tín dụng, tuy nhiên số liệu nợ xấu của các tổ chức tín dụng hiện nay chỉ được báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước, nên việc tiếp cận rất khó khăn. Bên cạnh đó, việc thẩm định giá các khoản nợ đang được các tổ chức thẩm định giá thực hiện chưa theo quy chuẩn thống nhất do có sự khác biệt về phương pháp, tiêu chí định giá giữa các tổ chức thẩm định. Điều này gây khó khăn cho bên mua - bên bán khoản nợ trong việc lựa chọn giá tham khảo phù hợp cho giao dịch mua, bán nợ.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết, quan điểm của ngành ngân hàng là điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, chặt chẽ, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô. Toàn ngành sẽ tiếp tục đẩy mạnh xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường, kiểm soát nợ xấu mới phát sinh và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát, kiểm tra, kiểm soát chặt hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng, hỗ trợ công tác cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu.

Theo NHNN, đến nay, toàn hệ thống tổ chức tín dụng đã xử lý được 907.330 tỷ đồng nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 2,02%. Ông Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho biết: Riêng kết quả xử lý nợ xấu được xác định theo Nghị quyết 42/2017/QH14 (Quốc hội thông qua ngày 21/6/2017) về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, lũy kế từ ngày 15/8/2017 đến hết tháng 3/2019, toàn hệ thống tổ chức tín dụng đã xử lý được 227.860 tỷ đồng nợ xấu.

M.L

van thieu vang mot thi truong mua ban no thuc suNgân hàng yếu kém vẫn khó “kết duyên” với nhà đầu tư ngoại
van thieu vang mot thi truong mua ban no thuc suXử lý nợ xấu vẫn đối mặt khó khăn
van thieu vang mot thi truong mua ban no thuc suVAMC sẽ xây dựng thị trường mua bán nợ xấu tập trung