Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Văn học Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại

15:26 | 20/11/2021

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam đã xây dựng được một nền văn học vô cùng phong phú, phản ánh chân thực những biến động lịch sử và tâm hồn, cốt cách con người Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước.

Văn học Việt Nam bao gồm hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết.

Văn học dân gian ra đời từ thượng cổ, trên nền tảng văn hóa Đông Sơn ở miền Bắc, Sa Huỳnh ở miền Trung và Đồng Nai ở miền Nam. Sự phát triển của văn học dân gian gắn liền với thời đại Hùng Vương, đánh dấu sự hình thành ý thức quốc gia-dân tộc với nhiều thể loại đặc sắc như thần thoại, truyền thuyết, sử thi, cổ tích truyện cười, ngụ ngôn, truyện thơ, ca dao, tục ngữ, câu đố, vè... Trong tổng thể nền văn học Việt Nam, văn học dân gian có vị trí hết sức quan trọng, là nơi lưu giữ các giá trị tinh thần, trí tuệ, ngôn ngữ dân tộc, trở thành nền tảng vững chắc để hình thành bộ phận văn học viết về sau.

Văn học Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại

Đến thế kỷ X, sau khi giành lại độc lập từ các triều đại Trung Hoa, Việt Nam bắt đầu xây dựng nền văn học viết trên cơ sở mượn văn tự Hán. Đây là thứ văn tự ngoại lai nhưng văn học Việt Nam là tiếng nói của một quốc gia độc lập. Ngay từ thời Lý – Trần- Lê, văn học chữ Hán đã đạt được nhiều thành tựu độc đáo và không hề bị lép vế trước văn học Hán - Đường của Trung Hoa. Bắt đầu từ thế kỷ XII- XIII, cùng với sự phát triển cao độ của ý thức dân tộc, chữ Nôm ra đời và đạt thành tựu lớn với Quốc Âm thi tập của thi hào Nguyễn Trãi. Đây là tập thơ đánh dấu sự phát triển của văn học dân tộc bằng ngôn ngữ dân tộc một cách hoàn chỉnh. Từ thế kỷ XVI trở đi, văn học chữ Nôm ngày càng phát triển và dần lấn át văn học chữ Hán. Song song với sự phát triển văn học chữ Nôm, hệ thống thể loại văn học cũng được Việt hóa để trở thành tài sản văn học dân tộc. Thành tựu của văn học chữ Nôm được kết tinh cao độ trong sáng tác của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương. Đặc biệt, với kiệt tác Truyện Kiều, thiên tài văn học Nguyễn Du đã đưa tiếng Việt trở thành thứ ngôn ngữ sang trọng, chuẩn mực, đủ sức diễn tả tinh tế, sâu sắc mọi cung bậc của đời sống xã hội và đời sống tâm hồn.

Nếu văn học trung đại Việt Nam nằm trong sự chuyển dịch văn hóa mang tính khu vực thì từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, cùng với cuộc giao lưu văn hóa Đông- Tây, văn học Việt Nam đã thực hiện bước chuyển dịch mang tính bước ngoặt: từ khu vực tiến ra thế giới. Trên nền tảng chữ quốc ngữ (thứ văn tự Latin do các giáo sĩ phương Tây soạn để để ghi âm tiếng Việt) văn học Việt Nam đã có những bước phát triển vô cùng mạnh mẽ.

Cùng với tiến trình hiện đại hóa văn học, nhiều thể loại văn học hiện đại phương Tây đã du nhập vào Việt Nam, được tiếp thu và tiếp biến một cách sáng tạo. Từ cuối thế kỷ XIX đến những năm ba mươi của thế kỷ XX, văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ giữ vai trò tiên phong với những cây bút mang tính mở đường như Trương Vĩnh Ký, Hồ Biểu Chánh. Ở miền Bắc, đáng chú ý hơn cả là thành tựu nghệ thuật của Tản Đà, Hoàng Ngọc Phách. Giai đoạn 1932- 1945 là giai đoạn văn học phát triển mang tính đột biến với những thành tựu to lớn của Tự lực văn đoàn, Thơ mới, văn học hiện thực phê phán. Đây là giai đoạn xuất hiện nhiều tài năng nghệ thuật lớn như Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Tô Hoài,Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyên Hồng, Nguyễn Huy Tưởng...

Đến giai đoạn 1945-1975, văn học Việt Nam phát triển trong bối cảnh đất nước trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Miền Bắc chịu ảnh hưởng của văn hóa xã hội chủ nghĩa, miền Nam chịu ảnh hưởng văn hóa phương Tây. Tuy văn học hai miền chịu sự quy định của hai thể chế chính trị xã hội khác nhau, nhưng về tổng thể, văn học Việt Nam vẫn tiếp tục thu được những thành tựu quan trọng. Những gương mặt tiêu biểu cho văn học mang khuynh hướng sử thi-lãng mạn cách mạng ở miền Bắc là Tố Hữu, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh,... Ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954- 1975, các cây bút đáng chú ý là Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Dương Nghiễm Mậu, Nguyên Sa, Bình Nguyên Lộc..

Sau 1975, đặc biệt từ 1986 đến nay, trong bối cảnh đổi mới và hội nhâp quốc tế, văn học Việt Nam đã chính thức tham nhập vào chuyển động văn hóa toàn cầu, vừa chịu ảnh hưởng tư tưởng văn hóa hiện đại và hậu hiện đại, vừa phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Một thế hệ nghệ sĩ tài năng mới đã xuất hiện và có nhiều đóng góp đáng chú ý như Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Nguyễn Quang Thiều, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình Phương…Bộ phận văn học người Việt ở nước ngoài cũng có nhiều đóng góp rất đáng ghi nhận đối với sự phát triển của văn học dân tộc trong bối cảnh lịch sử mới.

Trong quá trình phát triển, xuyên suốt nền văn học Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo. Đây cũng là hai truyền thống quý báu được hun đúc trong trường kì lịch sử và được bộc lộ sinh động trong một nền văn học thống nhất gồm 54 dân tộc anh em. Tuy ở mỗi thời đại, chủ nghĩa yêu nước được bộc lộ khác nhau và mang sắc thái khác nhau, nhưng về cơ bản, đó là ý chí độc lập tự cường, sẵn sàng xả thân vì độc lập tự do của tổ quốc, là khát vọng xây dựng đất nước cường thịnh. Chủ nghĩa nhân đạo gắn liền với tình yêu thương đồng loại, yêu chuộng hòa bình, thông cảm sâu sắc với nỗi đau của nhân dân, căm thù áp bức, bất công tàn bạo, chan hòa với môi trường sinh thái. Trong bối cảnh lịch sử văn hóa đương đại, văn học Việt Nam cùng chia sẻ với các nền văn học khác một sứ mệnh cao cả: đánh thức khát vọng hòa bình và chữa lành những vết thương do tính vị kỷ và thói vô cảm của con người.

Nguyễn Đăng Điệp

(PGS.TS, Nghiên cứu viên cao cấp)

Vài nét về tác giả: PGS.TS, Nghiên cứu viên cao cấp Nguyễn Đăng Điệp

Sinh năm 1962, Nhà nghiên cứu phê bình văn học.

Viện trưởng Viện Văn học Việt Nam

Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam

Giải thưởng Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật việt Nam (2002),

Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội (2004)

Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam (2014)

Nhà văn Nguyễn Phan Quế Mai đạt giải văn học lớn của MỹNhà văn Nguyễn Phan Quế Mai đạt giải văn học lớn của Mỹ
Hai nhà văn Việt Nam đạt Giải thưởng Văn học ASEANHai nhà văn Việt Nam đạt Giải thưởng Văn học ASEAN
Gặp gỡ, giao lưu văn học Nga - Việt: Một khởi đầu tươi mớiGặp gỡ, giao lưu văn học Nga - Việt: Một khởi đầu tươi mới

Tháng 11, “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc”

Tháng 11, “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc”

(PetroTimes) - Từ ngày 1 - 31/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ tổ chức các hoạt động tháng 11 với chủ đề “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc”.