U23 Việt Nam: HAGL và phần còn lại, tại sao không?
U23 Việt Nam vừa tập trung, HLV Miura đã liên tục đón nhận tin buồn Đội tuyển U23 Việt Nam mới tập trung tập luyện được 1 ngày, nhưng HLV Miura đã liên tục phải đón nhận những thông tin không vui từ các học trò. |
Hình bóng của Thể Công
Dù đã giải thể từ lâu nhưng chắc chắn khi được hỏi đâu là câu lạc bộ được yêu mến nhất ở môn thể thao vua trên bình diện lãnh thổ Việt Nam trong khoảng 50 năm trở lại đây chắc hẳn nhiều người sẽ không ngần ngại mà nói ra cái tên “Thể Công”.
Thành lập từ năm 1954 với nòng cốt là 23 cán bộ chiến sỹ của Trường Lục quân Việt Nam. Thành tích đầu tiên của Thể Công là khi đội tham dự giải vô địch toàn miền bắc mang tên “Giải hòa bình”. Thể Công tham dự với cả 2 đội A và B và đều giành 2 vị trí cao nhất của giải đấu.
Thể Công từng là thương hiệu bóng đá số 1 Việt Nam |
Đỉnh cao của Thể Công là 13 chức vô địch quốc gia kể từ năm 1955 đến 1979 với nòng cốt là lứa cầu thủ tài năng bao gồm Vương Tiến Dũng, Nguyễn Trọng Giáp, Vũ Mạnh Hải...
Đây là lứa cầu thủ trẻ được đi tập huấn dài hạn ở Triều Tiên năm 1967. Ở đấu trường Quốc tế Thể Công cũng để lại dấu ấn mạnh mẽ khi giành thắng lợi trước đội tuyển rất mạnh của châu Mỹ- La tinh đó là đội tuyển Cuba và CLB mạnh nhất Trung Quốc Bát Nhất.
Sau khi đất nước thông nhất và có giải Vô địch Quốc Gia (tiền thân của V-League), Thể Công vẫn luôn là đội bóng mạnh nhất Việt Nam với 5 lần vô địch. Các cầu thủ Thể Công luôn là nòng cốt của đội tuyển quốc gia và đóng góp rất nhiều cầu thủ trong lứa thế hệ vàng của bóng đá Việt Nam như Nguyễn Hồng Sơn, Trương Việt Hoàng, Nguyễn Đức Thắng, Phạm Như Thuần, Triệu Quang Hà, Đặng Phương Nam.
Thể Công cũng là đội bóng trụ lâu nhất ở V-League khi tới năm 2004 đội mới bị xuống hạng.
Thể Công giải thể đã để lại nhiều tiếc nuối cho người hâm mộ bóng đá Việt Nam. Và nếu để tìm ra một cái tên có thể tiếp bước Thể Công ở thời điểm hiện tại thì HAGL chắc chắn là cái tên xứng đáng nhất.
Tiếp bước huyền thoại
Không thể phủ nhận việc tổ chức giải đấu ngày một chuyên nghiệp đã mang đến một bộ mặt tươi mới hơn cho bóng đá nước nhà. Tuy nhiên, có một nghịch lí là dù đã lên chuyên cả chục năm trời nhưng dường như V-League đang để lại những “hạt sạn” nhiều hơn là chất lượng chuyên môn.
Bằng chứng là những khán đài ngày càng trống vắng, đội tuyển quốc gia thì liên tục thất bại kể từ khi lên đỉnh khu vực vào năm 2008 và thật khó để tìm ra một cái tên đủ sức hút kéo khán giả đến sân.
HAGL đang đi trên con đường mà Thể Công từng đi |
Bức tranh ảm đạm đó chỉ thực sự thay đổi đến khi lứa học viên khóa 1 của Học viện bóng đá HAGL Arsenal JMG ra trường sau 7 năm ăn học bằng công nghệ Châu Âu.
Nó cũng gần giống với cái cách mà những huyền thoại ngày nào của Thể Công từng tập huấn ở Triều Tiên và người hâm mộ có quyền mơ về một “Dream team” đủ sức tái hiện lại hình ảnh oai hùng của các bậc đàn anh ngày nào.
Dù chưa một lần lên đỉnh ở các giải đấu trong khu vực mà mình tham dự, nhưng màn trình diễn xuất sắc của những Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường năm 2014 đã thổi một làn gió mới vào bầu không khí ảm đạm của bóng đá nước nhà.
Lần đầu tiên một đội bóng non trẻ của Việt Nam có thể chơi sòng phẳng với những đội bóng lớn của khu vực và châu lục bằng một lối đá hiện đại, đẹp mắt và cống hiến làm nức lòng người hâm mộ.
Có thể thấy sau Thể Công thì chỉ có HAGL là đủ sức hút để kéo người hâm mộ đến sân một cách “tự nguyện”. Điều đó thể hiện qua những giải đấu có các cầu thủ HAGL tham dự luôn tạo ra nhưng cơn sốt vé, ban tổ chức thì có thêm việc để làm khi luôn thường trực nguy cơ vỡ sân.
HAGL đang từng bước tạo dựng được thương hiệu vững chắc như những gì mà Thể Công đã làm được trong quá khứ và đây là điều đáng mừng với bóng đá Việt Nam.
Dù để lại những dấu ấn nhất định nhưng không thể phủ nhận để có được thành công như Thể Công ngày nào thì những Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường còn phải cố gắng rất nhiều.
Công bằng mà nói thành công mà các em có được mới chỉ dừng lại ở cấp độ trẻ, việc phải rất vất vả mới có thể trụ hạng thành công ở V-League cho thấy bóng đá là một môn thể thao vô cùng khắc nghiệt.
Cái được ở đây là các em vẫn còn rất trẻ và lại may mắn được đào tạo trong môi trường chuyên nghiệp với những con người đủ “tâm và tài” để định hướng cho các em phát triển tài năng một cách tốt nhất.
Ở cấp độ chuyên nghiệp các em chưa thể hiện được nhiều nhưng việc liên tục về nhất ở những giải đấu trẻ trong đó có 2 chức vô địch giải U21 Quốc tế liên tiếp cho thấy các em là những mầm non xuất sắc nhất ở lứa tuổi của mình.
Đây là lý do không thể thuyết phục hơn để VFF dũng cảm trao “ấn kiếm” vào tay các em, làm nòng cốt để xây dựng một tập thể vững mạnh hướng tới những mục tiêu dài hạn trong tương lai tiếp bước những đàn anh huyền thoại của mình nâng tầm trang sử bóng đá nước nhà.
Vậy có lí do gì để không đặt niềm tin vào lứa cầu thủ tài năng này?
Thịnh Vy
-
Cổ động viên châu Á ca ngợi chiến thắng của U23 Việt Nam trước Yemen
-
Báo Yemen nói về sức mạnh của đội nhà khi gặp U23 Việt Nam
-
Báo Malaysia bình luận sau khi đội nhà thua đậm U23 Việt Nam
-
HLV Hoàng Anh Tuấn: "HLV Troussier khởi đầu khó khăn, ông Park cũng vậy"
-
HLV Philippe Troussier: "U23 Việt Nam không thể không mắc sai lầm"